Miệng có vị kim loại là một chứng rối loạn vị giác có thể khiến bạn mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống. Đó thường là những rối loạn lành tính trong cơ thể, nhưng đôi khi vị kim loại trong miệng có thể chỉ ra một căn bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như các vấn đề về thận, gan, bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán hoặc một số bệnh ung thư. Mặc dù rối loạn này không phổ biến nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Bạn đang đọc: Trong miệng có vị kim loại là cảm giác như thế nào, do đâu?
Vị giác là cảm giác của lưỡi khi nếm một món ăn hay một chất nào đó. Lưỡi có hàng ngàn cơ quan cảm giác được gọi là nụ vị giác và nhú vị giác. Chúng là những hạt nhỏ lấm tấm và nhú trên chiếc lưỡi để nhận thức được vị, kết cấu và nhiệt độ trong khoang miệng.
Trường hợp miệng có vị kim loại có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng với một chất lạ hoặc cảnh báo về các vấn đề sức khỏe.
Nội Dung
- 1 Nguyên nhân trong miệng có vị kim loại
- 1.1 1. Sức khỏe răng miệng kém
- 1.2 2. Các vấn đề mũi xoang có thể khiến miệng có vị kim loại
- 1.3 3. Tác dụng phụ của thuốc
- 1.4 4. Tác dụng phụ khi điều trị ung thư khiến miệng có vị kim loại
- 1.5 5. Dùng các loại vitamin bổ sung
- 1.6 6. Giai đoạn đầu của thai kỳ
- 1.7 7. Chứng suy giảm trí nhớ
- 1.8 8. Một số căn bệnh dị ứng gây ra miệng có vị kim loại
- 1.9 9. Tiếp xúc với hóa chất
- 1.10 10. COVID-19
- 2 Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
- 3 Có vị kim loại trong miệng phải làm sao?
Nguyên nhân trong miệng có vị kim loại
Vị kim loại trong miệng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân rất nghiêm trọng nhưng hầu hết có thể được giải quyết dễ dàng hoặc sẽ tự khỏi. Dưới đây là một số các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
1. Sức khỏe răng miệng kém
Không vệ sinh răng miệng tốt có thể khiến bạn cảm thấy trong miệng có vị kim loại. Nguyên nhân có thể là do bạn đã mắc phải chứng viêm nướu, viêm nha chu hoặc nhiễm trùng răng miệng, gây chảy máu chân răng thường xuyên. Vị kim loại có thể là vị của máu.
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn nên đi khám nha khoa để điều trị các vấn đề về răng miệng triệt để.
2. Các vấn đề mũi xoang có thể khiến miệng có vị kim loại
Các vấn đề mũi xoang bạn thường gặp bao gồm cảm lạnh thông thường, viêm xoang, dị ứng, polyp mũi, viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên, phẫu thuật tai giữa… Các tình trạng này có thể ảnh hưởng tới vị giác.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Đôi khi thuốc có thể gây ra vị lạ trong miệng, trong đó có vị kim loại.
Một số loại thuốc phổ biến được biết là có thể gây ra miệng có mùi kim loại bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc tâm thần khác, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị tăng nhãn áp, thuốc chống nấm, steroid, những miếng dán nicotine, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamine, thuốc trị loãng xương…
4. Tác dụng phụ khi điều trị ung thư khiến miệng có vị kim loại
Thay đổi vị giác là một tác dụng phụ thường gặp của các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị vùng đầu cổ. Các phương pháp điều trị này có thể gây tổn hại đến vị giác và tuyến nước bọt, đôi khi dẫn đến mùi vị kim loại trong miệng.
5. Dùng các loại vitamin bổ sung
Các vitamin có kim loại nặng như đồng, kẽm hoặc crom có thể là nguyên nhân gây ra vị kim loại trong miệng. Các vitamin bổ sung trước khi sinh, sắt hoặc chất bổ sung canxi cũng có thể dẫn đến triệu chứng này.
6. Giai đoạn đầu của thai kỳ
Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị lao hạch mới nhất và những điều bạn cần biết
Một số phụ nữ cho biết có một sự thay đổi về mùi vị trong miệng ở những giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này là do những rối loạn nội tiết tố xảy ra trong cơ thể và sau đó sẽ tự biến mất.
7. Chứng suy giảm trí nhớ
Những người mắc bệnh mất trí nhớ đôi khi có thể có những thay đổi vị giác. Vì cơ quan cảm nhận vị giác gửi tín hiệu đến não, thay đổi vị giác có thể xảy ra nếu một phần của não bộ bị rối loạn hoặc suy yếu.
8. Một số căn bệnh dị ứng gây ra miệng có vị kim loại
Một số chất gây dị ứng như phấn hoa, hạt cây và động vật có vỏ cũng có thể là nguyên nhân khiến lưỡi và họng bị sưng, làm vị giác thay đổi.
9. Tiếp xúc với hóa chất
Hít phải một số hóa chất nhất định ở mức độ cao có thể dẫn đến vị kim loại trong miệng, bao gồm:
Những hóa chất này có thể gây ra vị kim loại trong miệng và bạn cần gặp bác sĩ để được điều trị ngay lập tức.
10. COVID-19
Tình trạng mất vị giác và khứu giác là một tác dụng phụ có thể xảy ra của COVID-19, nhưng một số người cũng có thể gặp phải vị kim loại.
Thông thường, tình trạng này sẽ tự hết sau khi nguyên nhân cơ bản đã được điều trị, nhưng vị kim loại do COVID-19 gây ra trong miệng có thể tồn tại trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi bạn khỏi bệnh.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:
- Vị lạ trong miệng kéo dài không rõ nguyên nhân
- Nếu bạn đã dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng vị kim loại trong miệng nhưng vẫn không hết
- Có vấn đề về mũi xoang hoặc răng miệng
>>>>>Xem thêm: Nấm móng chân: Ai dễ mắc? Nguyên nhân và cách điều trị là gì?
Có vị kim loại trong miệng phải làm sao?
Các bước bạn có thể tự thực hiện để giảm thiểu vị kim loại trong miệng ngay tại nhà bao gồm:
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa và cạo lưỡi.
- Uống đủ nước để tránh khô miệng.
- Ưu tiên sử dụng vật dụng bằng thủy tinh, nhựa hoặc gốm.
- Súc miệng trước khi ăn bằng dung dịch baking soda và nước ấm. Nó có thể điều chỉnh độ cân bằng pH trong miệng và giúp trung hòa axit – bao gồm cả mùi vị kim loại khó chịu.
- Bỏ thuốc lá, vì thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm vị kim loại và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Ngậm một miếng bạc hà hoặc một miếng kẹo cao su không có đường.
- Ăn thức ăn có thể làm mất mùi vị của kim loại, chẳng hạn như trái cây có múi như cam, quýt hoặc bưởi, nước chanh, thực phẩm chua như dưa chua, dùng chất tạo ngọt như xi-rô,..
Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và không thể hết sau khi bạn thực hiện điều trị tại nhà, hãy thăm khám với bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân. Tùy thuộc vào chẩn đoán, các bác sĩ có thể kê toa thuốc để làm giảm vị kim loại trong miệng. Nếu nghi ngờ nguyên nhân là một bệnh lý nghiêm trọng, họ có thể giới thiệu bệnh nhân đến một chuyên gia khác, thực hiện nhiều xét nghiệm hơn.