Nếu bạn được chẩn đoán u bàng quang lành tính, hãy cảm thấy mình thật may mắn. Bởi vì chỉ có 1% trường hợp khối u trong bàng quang là lành tính và sẽ không tiến triển thành ung thư. Những u xơ này không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó vẫn có thể tăng trưởng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
Bạn đang đọc: U bàng quang lành tính liệu có đáng lo?
Vậy nên, nắm rõ thông tin cơ bản về bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị khi cần thiết.
Nội Dung
Các dạng u lành tính thường gặp ở bàng quang
Các khối u lành tính tại bàng quang phổ biến là:
Triệu chứng của u bàng quang lành tính
Thông thường, u lành tính tiến triển chậm, không lan rộng sang các mô hoặc cơ quan khác trong cơ thể và ít gây đau đớn hơn so với ung thư. Nhưng khi phát triển đủ lớn, nó có thể làm giảm sức chứa của bàng quang; chèn ép vào niệu đạo, tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc tử cung của phụ nữ. Lúc này, khối u cũng gây ra triệu chứng tương tự như ung thư bàng quang. Đó là:
Cách chẩn đoán u bàng quang
Thường u bàng quang lành tính chỉ được phát hiện tình cờ trong quá trình kiểm tra sức khỏe hoặc chẩn đoán các bệnh khác. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ cần xét nghiệm máu và nước tiểu để phân tích. Bên cạnh đó, bắt buộc phải nội soi bàng quang tìm kiếm sự hiện diện của khối u và mức độ của nó, đồng thời lấy mẫu ra ngoài. Từ mẫu này, bác sĩ kiểm tra mô xem u bàng quang là lành tính hay ung thư.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT (tìm vị trí và xác định mức độ tăng trưởng của khối u) và/hoặc MRI (xem khối u có nguồn gốc từ đâu).
Có cần xử lý khối u bàng quang lành tính không?
Vì khối u lành tính thường phát triển chậm, ít đe dọa nên nếu không gây triệu chứng thì bệnh nhân không cần điều trị ngay mà có thể theo dõi tiến triển thường xuyên. Tuy nhiên, nếu u xơ lớn chiếm quá nhiều diện tích trong bàng quang, chèn ép vào những cơ quan bên cạnh hoặc gây chảy máu thì cần cắt bỏ.
Phương pháp điều trị u lành tính thường dùng nhất hiện nay là nội soi bàng quang qua đường niệu đạo, cũng chính là kỹ thuật dùng chẩn đoán bước đầu ở trên. Ban đầu, bệnh nhân cần được gây mê toàn thân hoặc gây tê nửa người dưới bằng cách tiêm thuốc vào cột sống thắt lưng. Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng là một ống nhỏ có gắn dao cắt, đèn và máy quay ở đầu, đưa vào lỗ niệu đạo tới bàng quang của bệnh nhân, sau đó tìm khối u và loại bỏ chúng.
Tìm hiểu thêm: Suy tim độ 2 sống được bao lâu và nên làm gì để kéo dài tuổi thọ?
>>>>>Xem thêm: 5 mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả
Trường hợp chỉ có một khối u nhỏ, nội soi ban đầu vừa là phương pháp chẩn đoán, vừa là phương pháp điều trị triệt để cho bệnh nhân. Tuy nhiên, u lớn quá hoặc có nhiều u xơ, có thể phải nội soi để cắt thêm lần nữa. Khi làm xong thủ thuật, bệnh nhân được về nhà trong ngày và đeo thêm một ống thông để thoát nước tiểu trong vài ngày cho tới khi lành hẳn.
Thời gian này nếu thấy chảy máu hoặc đau nặng, hãy tới bệnh viện khám lại. Căn cứ vào mức độ chảy máu, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giãn bàng quang, giảm co thắt để giúp bạn giảm bớt triệu chứng.
Nhìn chung, phẫu thuật đối với u bàng quang lành tính chỉ là tiểu phẫu, không để lại sẹo, thời gian phục hồi sau mổ ngắn và rất hiếm khi chảy máu hay đau đớn nhiều. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng. Sau điều trị, u này hầu như không tái phát, nhưng vẫn cần theo dõi sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần để phát hiện sớm những bất thường khác.