Ung thư da hắc tố hay còn gọi ung thư hắc tố da (Mêlanôm hay Melanoma) là bệnh lý nguy hiểm ở da và một số vị trí khác như ống hậu môn, đại – trực tràng, hốc mắt,… Trong đó, ung thư hắc tố thường gặp nhất ở da và xuất hiện trên những nốt ruồi. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân tuổi càng cao, đặc biệt là phụ nữ. Một số thói quen có thể khiến bạn mắc bệnh, chẳng hạn như phơi nắng hoặc tắm nắng nhân tạo. Hiểu về ung thư hắc tố là gì và sống được bao lâu sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Ung thư da hắc tố
Vậy, ung thư hắc tố là gì và ung thư hắc tố sống được bao lâu? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu!
Tìm hiểu chung
Ung thư da hắc tố là gì?
Ung thư hắc tố là gì? Ung thư da hắc tố (ung thư hắc tố da, ung thư tế bào hắc tố, ung thư sắc tố da hay melanoma) là loại ung thư da nghiêm trọng nhất. Đây là những u tế bào sinh hắc tố melanin trên da hoặc các cơ quan khác. Khối u ác tính dạng này cũng có thể hình thành trong mắt, mũi hoặc cổ họng của bạn nhưng rất hiếm. Bệnh thường rất ác tính, di căn xa sớm và gây tử vong cao. Nếu được phát hiện sớm bệnh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và cải thiện tiên lượng. Ngược lại, nếu phát hiện muộn khi bệnh đã có di căn xa thì tiên lượng vô cùng xấu, khó điều trị và hiệu quả kém.
Tần suất mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng cùng với ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Một số yếu tố thuận lợi là:
- Tuổi càng cao tỉ lệ mắc càng tăng.
- Người da trắng nguy cơ mắc cao hơn so với người da đen.
- Các yếu tố về di truyền (gia đình đã có người bị bệnh, hội chứng nốt ruồi gia đình, bất thường nhiễm sắc thể,…)
- Bệnh lý da có sẵn từ trước (da vảy sừng hóa, tổn thương sắc tố bẩm sinh, nốt ruồi loạn sản, xơ da nhiễm sắc,…).
- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng.
- Dùng nhiều thuốc nội tiết.
Bệnh ung thư hắc tố sống được bao lâu?
Ung thư da sống được bao lâu hay ung thư hắc tố sống được bao lâu? Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư da, đặc biệt là ung thư hắc sắc tố tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và thường được xác định bởi tỷ lệ như sau:
- Giai đoạn khu trú: 99% bệnh nhân sống được 5 năm
- Giai đoạn di căn gần: 68% bệnh nhân sống được 5 năm
- Giai đoạn di căn xa: 30% bệnh nhân sống được 5 năm.
- Tính chung cho tất cả các giai đoạn: 93% sống được 5 năm.
Triệu chứng
Những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết ung thư hắc tố là gì?
Triệu chứng quan trọng nhất để nhận biết ung thư hắc tố là nốt ruồi.
Ung thư da hắc sắc tố có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường thấy nhất ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như lưng, chân, tay và mặt.
Ngoài ra, ở người có màu da tối, ung thư dạng này cũng có thể xuất hiện ở những vị trí không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như lòng bàn chân, lòng bàn tay và kẽ móng tay.
70% các trường hợp khối u sắc tố da xuất hiện trên các nốt ruồi bẩm sinh, thường gặp ở:
- Vùng thân mình: 24%.
- Đầu mặt cổ: 20%.
- Chi: 10%.
U thường xuất hiện trên mặt da thành cục hoặc thành nấm, ít khi ở dạng mảng phẳng.
- Mặt u loét, chảy dịch, máu, hôi do bội nhiễm.
- Mặt u đen nhánh, có khi đỏ,…
- Vùng quanh u thấy có thâm nhiễm, chuyển tiếp với tổ chức da lành.
- Melanoma thường dễ di căn hạch, hạch di căn có thể đứng thành chùm, chèn ép gây đau nhức.
- Bên cạnh u có thể thấy những cục nổi dưới da.
Phổi, gan và não là những cơ quan dễ bị di căn nhất, tùy theo từng bộ phận và giai đoạn mà có thể có kèm những triệu chứng khác nhau như đau ngực, khó thở, đau bụng vùng hạ sườn, vàng da, đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu liệt,…
Các dấu hiệu của ung thư sắc tố giai đoạn sớm bao gồm:
- Nốt ruồi trên cơ thể có sự thay đổi về hình dạng, màu sắc, kích thước
- Xuất hiện những đốm, mảng khác màu trên da, phát triển bất thường
- Ngứa hoặc chảy máu
Nốt ruồi trong ung thư da hắc tố có thể rất khác nhau tùy cơ địa mỗi người. Ngoài ra, u hắc tố da cũng tiến triển ở những vị trí cơ thể ít hoặc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như kẽ chân, trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, da đầu hoặc bộ phận sinh dục.
Người có làn da sẫm màu thường có các dấu hiệu ung thư hắc tố ở vị trí ở dưới móng tay. Ung thư tế bào hắc tố dưới móng là sự hình thành khối u ác tính Acral-lentiginous. Đây là một dạng u tế bào hắc tố hiếm gặp, hình thành dưới móng tay, móng chân, trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở những người gốc Á, gốc Phi và người có sắc tố da sẫm màu.
Nguyên nhân
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn pha nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn
Nguyên nhân gây ung thư hắc tố là gì?
Bệnh hắc tố ở người có thể xảy ra khi tế bào sản xuất melanin (melanocytes) tạo màu cho làn da bị rối loạn.
Thông thường, các tế bào da phát triển có kiểm soát và trật tự. Các tế bào mới khỏe mạnh sẽ đẩy các tế bào cũ (tế bào chết) về phía bề mặt da và làm chúng bong ra. Tuy nhiên, khi cấu trúc ADN của một số tế bào bị tổn thương, chúng có thể bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát và cuối cùng hình thành một khối các tế bào ung thư.
Nguyên nhân khiến ADN trong các tế bào da bị ảnh hưởng dẫn đến khối u ác tính vẫn chưa rõ ràng. Nhiều khả năng có sự kết hợp giữa cả các yếu tố môi trường và di truyền. Tuy nhiên, tác nhân nghi ngờ hàng đầu vẫn là do da tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) từ mặt trời và từ các loại thiết bị, đèn làm nâu da với mục đích thẩm mỹ.
Ngoài ra, những yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da hắc sắc tố bao gồm:
- Da trắng. Người có ít sắc tố (melanin) trong da sẽ có ít sự bảo vệ khỏi tác hại của tia UV hơn. Đó là những người có mái tóc vàng hoặc đỏ, mắt sáng màu, da dễ bị tàn nhang hoặc cháy nắng.
- Tuổi tác: tuổi càng cao càng có nguy cơ cao mắc ung thư da hắc tố.
- Từng bị cháy nắng. Những vết cháy nắng nghiêm trọng, phồng rộp có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
- Tiếp xúc với tia cực tím (UV) quá nhiều. Tiếp xúc với bức xạ cực tím từ mặt trời và từ ánh sáng nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
- Sống gần xích đạo hơn hoặc ở vùng cao. Những người sống tại các khu vực gần xích đạo Trái Đất – nơi các tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp hơn – sẽ chịu lượng bức xạ UV cao hơn so với người sống ở vùng xa hơn về phía Bắc hoặc phía Nam. Ngoài ra, nếu sinh sống ở vùng cao thì bức xạ UV cũng nhiều hơn.
- Có nhiều nốt ruồi bất thường. Có nhiều hơn 50 nốt ruồi tuy bình thường nhưng vẫn là dấu hiệu cho thấy nguy cơ cao mắc ung thư tế bào hắc tố. Bên cạnh đó, cần chú ý đến những nốt ruồi bất thường. Chúng có kích thước lớn hơn nốt ruồi bình thường, đường viền không đều và có nhiều màu sắc.
- Gia đình có tiền sử bệnh ung thư. Nếu một người thân trong gia đình, chẳng hạn như cha mẹ, con cái hoặc anh chị em, đã bị u hắc tố da ác tính, bạn cũng có nhiều khả năng phát triển một khối u ác tính.
- Hệ miễn dịch yếu. Những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc u tế bào hắc tố cũng như các bệnh ung thư da khác. Hệ miễn dịch có thể bị suy yếu nếu dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch, chẳng hạn như sau khi cấy ghép nội tạng hoặc mắc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV/AIDS.
- Dùng các thuốc nội tiết.
Chẩn đoán và điều trị
>>>>>Xem thêm: 10 cách đốt cháy calo không cần tập thể dục dành cho… nàng lười
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán ung thư da hắc sắc tố là gì?
Các xét nghiệm và kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư tế bào hắc tố bao gồm:
- Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng. Người bệnh cần trả lời các câu hỏi của bác sĩ về tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra da để tìm các dấu hiệu nghi ngờ ung thư.
- Sinh thiết da. Nhằm xác định xem mẫu da có phải là u tế bào hắc tố hay không, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết da. Sau đó, mẫu bệnh phẩm được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Tuy nhiên, Melanoma là một loại bệnh lý rất dễ di căn, do vậy tốt nhất là phẫu thuật rộng rãi lấy gọn tổn thương, sau đó làm chẩn đoán.
Nếu đã có kết luận chẩn đoán ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành xác định mức độ (giai đoạn) bệnh, gồm các bước sau:
- Xác định độ dày. Độ dày của khối u ác tính được xác định bằng cách kiểm tra cẩn thận dưới kính hiển vi và đo bằng một công cụ đặc biệt. Biết được độ dày của khối u giúp bác sĩ quyết định phác đồ điều trị. Nhìn chung, khối u càng dày thì bệnh càng nghiêm trọng, cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra mức độ di căn. Nếu khối u đã lan đến các hạch bạch huyết, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện sinh thiết hạch cửa (sentinel node biopsy).
- Tìm kiếm các dấu hiệu ung thư khác. Đối với trường hợp nghi ngờ ung thư di căn, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) để xác định mức độ lan rộng của khối u, xạ hình xương.
Những phương pháp điều trị ung thư da hắc sắc tố
U hắc tố có chữa được không? Cách trị ung thư sắc tố phụ thuộc vào kích thước khối u, giai đoạn ung thư cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Điều trị u tế bào hắc tố ở giai đoạn đầu thường cần phẫu thuật để loại bỏ khối u ác tính. Nếu độ dày khối u mỏng, bác sĩ có thể loại bỏ hoàn toàn trong quá trình sinh thiết và không cần điều trị thêm. Đối với người mắc ung thư ở giai đoạn đầu, đây có thể là phương pháp điều trị cần thiết duy nhất.
Mục đích của phẫu thuật là cắt u rộng rãi, nạo vét hạch, đồng thời giúp chẩn đoán, xác định giai đoạn và tiên lượng bệnh.
Mặc dù vậy, Melanoma là loại ung thư rất khó có thể tiên lượng, thậm chí tổn thương nguyên phát rất nhỏ cũng có thể di căn hạch và di căn xa ngay sau khi đã được phẫu thuật cắt bỏ. Nhìn chung, ung thư hắc tố có tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật khoảng 25-75%.
Nếu khối u đã lan ra các khu vực khác ngoài bề mặt da, những phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Với sự tiến bộ cũng khoa học, công nghệ – kỹ thuật, cũng như sinh học phân tử và y học, rất nhiều các phương pháp điều trị mới có hiệu quả đã ra đời. Đối với Melanoma đã di căn xa, điều trị đầu tay được khuyến cáo bằng các liệu pháp miễn dịch hoặc liệu pháp nhắm trúng đích. Hóa trị chỉ áp dụng cho giai đoạn di căn xa, không thể kiểm soát được bằng phẫu thuật, không có điều kiện kinh tế sử dụng hoặc có chống chỉ định với liệu pháp miễn dịch hay trúng đích.
Nhìn chung, Melanoma là loại ung thư đáp ứng kém với phương pháp xạ trị. Tia xạ chỉ có tác dụng trong điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật bằng cách chiếu tia vào diện cắt và hạch, giúp làm giảm tỉ lệ tái phát. Hoặc chỉ được ứng dụng trong giảm đau hoặc xạ trị não đối với trường hợp có di căn não.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa ung thư da hắc sắc tố?
Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư tế bào hắc tố và các loại ung thư da khác bằng cách:
- Tránh ánh nắng mặt trời vào giữa ngày. Từ sau 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều là thời điểm tia cực tím mạnh nhất. Do đó, cần tránh hoạt động dưới trời nắng trong thời gian này ngay cả khi trời nhiều mây.
- Sử dụng kem chống nắng. Chọn kem chống nắng phổ rộng có SPF ít nhất là 30, dùng ngay cả trong những ngày nhiều mây. Nên bôi lại sau mỗi 2 giờ hoạt động ngoài trời hoặc khi đi bơi hay đổ mồ hôi nhiều.
- Mặc quần áo bảo hộ. Che kín cánh tay và chân, đội mũ rộng vành và đeo kính râm khi đi dưới trời nắng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.
- Hạn chế làm nâu da. Để sở hữu làn da rám nắng tự nhiên, nhiều người chọn phương pháp làm nâu da bằng ánh sáng nhân tạo. Tuy nhiên, loại thiết bị này cũng phát ra tia UV, có thể làm tăng nguy cơ ung thư da hắc tố.
- Thường xuyên kiểm tra cơ thể để phát hiện những thay đổi bất thường như các nốt ruồi, tàn nhang, vết sưng và vết bớt. Cần lưu ý kiểm tra ở cả mặt, cổ, tai và da đầu, kẽ tay, kẽ chân, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục và mông.