Một trong những yếu tố làm tăng mức độ nguy hiểm của ung thư vòm họng là bệnh tiến triển rất âm thầm. Bệnh không gây ra các triệu chứng khi khối u còn nhỏ và hầu hết trường hợp phát hiện bệnh khi đã bước vào giai đoạn muộn. Vậy bệnh ung thư vòm họng có chữa được không?
Bạn đang đọc: Ung thư vòm họng có chữa được không?
Cùng tìm hiểu ngay!
Nội Dung
Ung thư vòm họng có chữa được không?
Rất may mắn là ung thư vòm họng có thể chữa khỏi được nếu nó chưa lan đến các hạch bạch huyết và các mô lân cận (khu trú). Khoảng 62% những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng khu trú còn sống được từ 5 năm trở lên sau khi chẩn đoán.
Bởi vậy, ung thư vòm họng có chữa được không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Mỗi thời điểm, bác sĩ sẽ có phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Giai đoạn I: Khối u ≤ 2cm và chỉ ở vòm họng
Các lựa chọn đầu tiên để điều trị cho ung thư vòm họng giai đoạn đầu là phẫu thuật, có thể có hoặc không xạ trị đến các hạch bạch huyết.
Phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ hầu họng, nạo hạch bạch huyết ở một phần hoặc cả hai bên cổ.
Những bệnh nhân có nguy cơ tái phát ung thư cao sau đợt điều trị phẫu thuật có thể được điều trị bổ sung bằng xạ trị, hóa trị hoặc hóa xạ kết hợp.
Một số bệnh có khối u nhỏ có thể được điều trị bằng xạ trị là phương pháp chính. Sau đó, nếu kiểm tra thấy vẫn còn ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật sau.
Ở giai đoạn đầu, triển vọng cho việc ung thư vòm họng có chữa được không là rất khả quan.
Ung thư vòm họng giai đoạn II, III và IV: Khối u > 2cm và/hoặc đã lan tràn ra ngoài vòm họng
Ban đầu, bệnh nhân thường được điều trị bằng xạ trị đơn thuần hoặc hóa xạ trị; sau đó nếu vẫn còn ung thư thì sẽ phẫu thuật cắt bỏ hầu họng, thanh quản, tuyến giáp và nạo hạch bạch huyết cổ. Quy trình này được áp dụng cho hầu hết bệnh nhân, nhất là những người có nguy cơ tái phát ung thư cao.
Ngoài ra, bác sĩ còn lựa chọn điều trị khác là hóa trị đầu tiên. Nếu khối u không nhỏ đi, phẫu thuật có thể được thực hiện. Bên cạnh đó, nếu các hạch bạch huyết ở cổ vẫn còn to sau hóa trị thì nạo hạch bạch huyết cũng được tiến hành.
Trong trường hợp ung thư quá lớn hoặc lan quá xa để có thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, người bệnh sẽ được xạ trị, thường kết hợp với hóa trị hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu. Ngoài ra có một lựa chọn điều trị khác là thuốc miễn dịch, đơn độc hoặc kết hợp hóa trị. Nếu may mắn, khối u co lại đủ nhỏ thì bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và nạo hạch bạch huyết cổ.
Dù vậy, với hầu hết bệnh nhân ung thư ở giai đoạn II trở đi, mục tiêu điều trị thường là ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư càng lâu càng tốt và giảm triệu chứng bệnh. Ung thư vòm họng có chữa được không ở những giai đoạn này, đặc biệt là giai đoạn cuối, thì thường rất khó khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu đáp ứng điều trị tốt, nhiều người bệnh vẫn có sức khỏe tốt và tuổi thọ lâu dài.
Ung thư vòm họng có chữa được không nếu tiếp tục tiến triển hoặc tái phát sau điều trị
Với ung thư tiến triển, tức là nó tiếp tục lan rộng dù đã áp dụng các phương pháp điều trị kể trên, việc chữa khỏi rất mong manh do u đã dần trở nên kháng lại với các phương pháp điều trị. Bác sĩ sẽ đổi phác đồ nhằm giúp người bệnh kiểm soát được ung thư càng nhiều càng tốt.
Với trường hợp tái phát, ung thư vòm họng có chữa được không sẽ tùy thuộc vào việc tái phát khu trú (trong phạm vi vòm họng) hay tái phát xa (ở hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác) và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Ung thư vòm họng tái phát khu trú:
- Ở những người đã cắt một phần hạ họng: sẽ xạ trị, hóa trị hoặc hóa xạ trị để thu nhỏ khối u trước, sau đó phẫu thuật rộng hơn bằng cách cắt bộ toàn bộ hạ họng. Ngoài ra, còn một cách điều trị khác là liệu pháp miễn dịch đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị. Đôi khi, hóa xạ trị có thể được áp dụng.
- Nếu tái phát sau xạ trị: cắt toàn bộ hạ họng, thanh quản; đôi khi kết hợp thêm xạ trị.
- Nếu không thể tiếp tục phẫu thuật: liệu pháp miễn dịch đơn lẻ hoặc kết hợp với hóa trị, hoặc hóa xạ trị được áp dụng.
Ung thư vòm họng tái phát xa:
Trong trường hợp này, đáp án cho việc ung thư vòm họng có chữa được không thường rất buồn vì để kiểm soát được ung thư sẽ khó khăn hơn nhiều và không thể chữa khỏi bệnh.
Nếu bệnh nhân không thể xạ trị và phẫu thuật, sẽ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị. Một lựa chọn khác là dùng thuốc nhắm mục tiêu đơn lẻ hoặc kết hợp hóa trị. Trong trường hợp bệnh nhân có thể chịu đựng được thì hóa xạ trị được áp dụng.
Nếu chỉ có một vài khối u tái phát, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật, hoặc hóa trị, hoặc xạ trị.
Người bị ung thư vòm họng cần phải làm gì để tăng tỷ lệ sống?
Tìm hiểu thêm: Có kinh nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm sự khó chịu ngày “đèn đỏ”?
>>>>>Xem thêm: Tụt huyết áp uống nước đường được không?
Cuộc chiến với ung thư để giành lấy sự sống là cuộc chiến không dễ dàng. Bệnh nhân và người nhà không những phải luôn duy trì tinh thần lạc quan mà còn phải có những hiểu biết nhất định về căn bệnh mình đang mắc phải. Ung thư vòm họng có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm khi bệnh ở giai đoạn I, thậm chí giai đoạn II, bạn hoàn toàn có thể kéo dài cuộc sống của mình thêm 5-10 năm hoặc khỏi bệnh hoàn toàn tùy vào sức khỏe mỗi người. Tỉ lệ sống từ 5 năm trở lên kể từ thời điểm chẩn đoán của từng giai đoạn bệnh trong một thống kê ở Mỹ như sau:
- Giai đoạn I, II: 61%
- Giai đoạn III: 39%
- Giai đoạn IV: 28%.
Khi bị ung thư vòm họng, bệnh nhân và người nhà buộc phải luôn tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Người bệnh tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm lên men hoặc thực phẩm chứa nhiều muối; không hút thuốc, không uống rượu, bia; không dùng thực phẩm quá cay như ớt, tiêu hay quá nóng để khu vực vòm họng không bị tổn thương thêm.