Bên cạnh cà phê, trà cũng là một loại thức uống yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, những bệnh nhân cao huyết áp lại lo lắng rằng liệu cao huyết áp có uống trà được không và nếu có thì uống trà gì để hạ huyết áp?
Bạn đang đọc: Uống trà gì để hạ huyết áp? Gợi ý 3 loại trà tốt cho sức khỏe
Nếu đây cũng là thắc mắc của bạn thì hãy cùng Kenshin.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Lợi ích của trà hạ huyết áp
Flavonoid, một chất chứa trong trà đã được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa, làm giãn mạch, giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả. Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy uống trà thường xuyên có thể làm giảm khoảng 3,53 mmHg huyết áp tâm thu và giảm 0,99 mmHg huyết áp tâm trương.
Cũng theo nghiên cứu này, thời gian uống trà càng lâu (từ 3 tháng trở lên) thì mức giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương càng cao. Các nghiên cứu theo từng loại trà tiết lộ rằng tác dụng hạ huyết áp của trà xanh rõ rệt hơn so với trà đen.
Bên cạnh đó, hoạt động pha trà và ngồi thưởng thức trà cũng là một cách tuyệt vời để thư giãn, giúp bạn giảm căng thẳng. Căng thẳng được xem là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến bệnh cao huyết áp. Vậy, nên uống trà gì để hạ huyết áp?
Uống trà gì để hạ huyết áp?
1. Trà xanh
Trà xanh là câu trả lời tuyệt vời cho việc uống trà gì để hạ huyết áp. Bởi vì, một phân tích tổng hợp của 13 nghiên cứu trên tổng số 1.367 đối tượng cho thấy rằng việc tiêu thụ trà xanh làm giảm 1,98 mmHg huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 1,92 mmHg. Các phân tích này còn cho thấy thêm rằng tác dụng tích cực của polyphenolic trong trà xanh liều thấp đối với huyết áp, rõ ràng nhất ở người tăng huyết áp giai đoạn 1.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy uống 1 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ giúp giảm 10% nguy cơ bệnh mạch vành và nguy cơ tử vong do bệnh này.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong trà xanh cũng chứa một hàm lượng caffein nhất định. Caffein có thể gây tăng huyết áp trong thời gian ngắn ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao. Vì vậy, bạn lưu ý không uống hơn 6 cốc trà xanh mỗi ngày (tức là không quá 200 mg caffein). Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên hạn chế hoặc sử dụng trà xanh một cách cẩn thận.
2. Trà đen
Tìm hiểu thêm: Các nếp nhăn trên mặt tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?
Nếu bạn thắc mắc uống trà gì để hạ huyết áp thì không thể không nhắc đến trà đen. Tương tự như trà xanh, các nghiên cứu cho thấy trà đen có thể giúp làm giảm huyết áp. Một phân tích tổng hợp của 11 nghiên cứu trên 378 đối tượng cho thấy uống 4–5 tách trà đen mỗi ngày có thể làm giảm 1,8 mmHg huyết áp tâm thu và 1,3 mmHg huyết áp tâm trương.
Trong số các loại trà khác nhau, trà xanh và trà đen là 2 loại trà được cho là có tổng hàm lượng flavonoid polyphenolic lớn nhất, cao hơn cả nước cam và nước ép táo. Chúng là những chất có khả năng chống oxy hóa và loại bỏ gốc tự do gây hại cao nhất.
Ngoài ra, này càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ trà đen hoặc trà xanh có thể giúp ngăn ngừa sự xuất hiện và tiến triển của chứng xơ vữa động mạch cũng như bệnh tim mạch. Một nghiên cứu của Thụy Điển trên 74.961 phụ nữ và nam giới trong hơn 10,2 năm cho thấy rằng uống 4 tách trà đen mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ đột quỵ thấp hơn 21% so với những người không bao giờ uống trà.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, hàm lượng caffein trong trà đen nhiều. Vì vậy, hạn chế tiêu thụ tối đa 8 cốc trà đen mỗi ngày hoặc ít hơn để duy trì lượng caffein ở mức an toàn.
3. Uống trà gì để hạ huyết áp? Trà hoa dâm bụt
>>>>>Xem thêm: Dạy trẻ cách xử lý trong những ngày đèn đỏ khi ở trường
Uống trà hoa dâm bụt có thể làm giảm huyết áp một chút ở những người có huyết áp bình thường hoặc cao. Các axit trái cây trong hoa dâm bụt có thể hoạt động giống như thuốc nhuận tràng. Các hợp chất khác trong hoa dâm bụt có thể làm giảm huyết áp, giảm lượng đường và chất béo trong máu, kháng viêm giảm sưng và hoạt động như một loại thuốc kháng sinh.
Trà hoa dâm bụt an toàn khi đã dùng tới 720 mL mỗi ngày trong tối đa 6 tuần. Các tác dụng phụ không phổ biến nhưng có thể xảy ra khi uống bao gồm khó chịu ở dạ dày, đầy hơi và táo bón.
Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi có thể gặp rủi ro khi sử dụng trà dâm bụt. Vì vậy, uống trà gì để hạ huyết áp cho những đối tượng này thì nên tránh trà dâm bụt.
Bên cạnh đó, bạn cần dừng uống loại trà hạ huyết áp này 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Bạn có thể quan tâm: Hỏi đáp bác sĩ: Uống nước chanh mật ong có giảm huyết áp không?
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống trà gì để hạ huyết áp và cung cấp thêm những kiến thức hữu ích. Đối với bệnh nhân cao huyết áp nói chung, một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và thói quen sinh hoạt điều độ, quan trọng nhất là tuân thủ dùng thuốc sẽ là “chìa khóa vàng” giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm thiểu nhiều rủi ro do tăng huyết áp gây ra.