Vạch trần 5 nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng và cách điều trị hiệu quả

Vạch trần 5 nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng và cách điều trị hiệu quả

Vạch trần 5 nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng và cách điều trị hiệu quả

Tình trạng lưỡi trắng kèm theo hôi miệng có thể khiến bạn ái ngại khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Hiểu rõ nguyên nhân và cách trị lưỡi trắng có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Bạn đang đọc: Vạch trần 5 nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng và cách điều trị hiệu quả

Lưỡi trắng là bệnh gì? Bệnh lưỡi trắng là tình trạng dùng để mô tả bất kỳ khu vực nào của lưỡi có lớp phủ màu trắng hoặc trắng sữa, rêu lưỡi trắng bên trên khiến nhiều người lo lắng không biết lưỡi trắng là bệnh gì. Bệnh lưỡi trắng đa phần là một biểu hiện vô hại, mang tính tạm thời và có thể xử lý được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lưỡi bị trắng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Bạn hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng là gì để sớm nhận biết và tìm cách trị lưỡi trắng ở người lớn và trẻ em hiệu quả nhé!

Điểm mặt 5 nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng 

Vạch trần 5 nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng và cách điều trị hiệu quả

Tại sao lưỡi bị đóng bợn trắng hay lưỡi trắng là bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, Các nguyên nhân gây lưỡi trắng có thể bao gồm:

1. Vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến lưỡi bị đóng bợn trắng là do vệ sinh răng miệng kém. Những vết sưng nhỏ trên lưỡi gọi là nhú (papillae) có thể bắt đầu sưng lên và bị viêm do không được chăm sóc tốt. Việc có nhiều vi trùng, mảnh vụn thức ăn và tế bào chết bị mắc kẹt giữa những nhú này sẽ khiến cho lưỡi bắt đầu có màu trắng.

Ngoài ra, lưỡi bị trắng còn có thể do các nguyên nhân không phải là bệnh như:

  • Mất nước, thiếu nước, biểu hiện là bạn có thể bị lưỡi trắng khô miệng
  • Hút thuốc, nhai thuốc lá: do tác hại của nhiệt và hóa chất trong khói thuốc, khi ngưng thuốc tình trạng sẽ giảm dần
  • Uống rượu thường xuyên
  • Khô miệng do thở bằng miệng hoặc ngủ mở miệng, sử dụng các loại nước súc miệng có cồn
  • Kích ứng từ các phần sắc nhọn bên trong miệng, chẳng hạn như răng bị mẻ, mắc cài niềng răng, dây cung dư hoặc răng giả tháo lắp.
  • Vệ sinh răng miệng cơ bản là điều cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng có một số vấn đề sức khỏe gây ra triệu chứng bệnh ngay cả ở những người chăm sóc miệng tốt.

    2. Liken phẳng ở miệng

    Ngoài nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém thì lưỡi trắng là bệnh gì? Liken phẳng ở miệng là một bệnh chưa rõ nguyên nhân có liên quan đến sự rối loạn miễn dịch của cơ thể. Các tổn thương xuất hiện là những đường sừng hóa màu trắng trong miệng gọi là sọc Wickham, mãn tính, thường thấy ở niêm mạc má, lưỡi, môi, nướu…..

    Những mảng trắng này có thể xuất hiện cùng với các triệu chứng khác, bao gồm loét, đau và cảm giác nóng bỏng trong miệng. Trong 1 số trường hợp liken phẳng có thể được kích hoạt bởi các kích thích như hóa chất, thuốc, chấn thương…

    3. Bệnh bạch sản niêm (Leukoplakia)

    Vạch trần 5 nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng và cách điều trị hiệu quả

    Bạch sản niêm là 1 tổn thương trắng ở miệng, tổn thương trắng này không cạo tróc, thường gặp ở nhiều nơi trong miệng ngoài lưỡi, có thể gây khó chịu hoặc không hề có triệu chứng.

    Có nhiều biểu hiện của bạch sản như bạch sản đồng nhất, bạch sản lấm tấm không đồng nhất hoặc bạch sản dạng chồi sùi. Tuy không gây khó chịu nhưng bắt buộc phải làm sinh thiết để xác định chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Các bạn đừng chủ quan với tình trạng bị trắng lưỡi này nhé!

    4. Tại sao lưỡi bị đóng bợn trắng? Có thể do nấm miệng

    Nấm miệng là một tình trạng có thể khiến lưỡi xuất hiện màu trắng. Đây là một bệnh nhiễm nấm do nấm men Candida. Khởi đầu niêm mạc viêm đỏ, sau xuất hiện các hạt trắng đục (lưỡi trắng nổi hạt) và mảng trắng dày như mảng sữa đông. Nấm miệng cũng gây đau do niêm mạc bên dưới viêm đỏ, làm thay đổi vị giác, đắng miệng, khô miệng. Bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng nấm tuy nhiên rất hay tái phát.

    Những người có hệ miễn dịch yếu có thể dễ mắc bệnh nấm miệng. Trong một số trường hợp, việc dùng thuốc kháng sinh hoặc trải qua điều trị hóa trị trong ung thư cũng khiến bạn bị nấm miệng. Vệ sinh răng miệng kém hoặc đeo răng giả không phù hợp là những yếu tố rủi ro khác gây bệnh nấm miệng khiến bạn bị trắng lưỡi.

    Nấm miệng có thể do việc sử dụng corticosteroid dạng hít để điều trị hen suyễn hoặc cũng có thể là do một số điều kiện sức khỏe làm suy giảm miễn dịch tăng nguy cơ nhiễm trùng như bệnh tiểu đường.

    >> Xem thêm: Viêm lưỡi là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 

    5. Bệnh giang mai

    Nếu bạn vẫn còn thắc mắc ngoài các bệnh kể trên thì lưỡi trắng còn là bệnh gì? Theo các chuyên gia, lưỡi trắng có thể là biểu hiện của bệnh giang mai.

    Giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) thường được biết đến có thể gây ra các triệu chứng bên trong miệng. Bệnh giang mai nếu không được điều trị có thể khiến các mảng trắng xuất hiện trên lưỡi và hình thành vết loét trong miệng.

    Một số trường hợp hiếm gặp và nghiêm trọng gây ra triệu chứng bệnh bao gồm ung thư miệng, lưỡi hoặc rối loạn viêm mãn tính.

    Các phương pháp điều trị lưỡi trắng

    Tìm hiểu thêm: Thai nhi nấc cụt: Lý giải nguyên nhân và cách xử lý

    Vạch trần 5 nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng và cách điều trị hiệu quả

    Lưỡi trắng phải làm sao? Cách trị lưỡi trắng ở người lớn và trẻ em thế nào? Thông thường triệu chứng này có thể không cần phải điều trị và tự động biến mất. Bạn có thể loại bỏ lớp phủ màu trắng khỏi lưỡi bằng cách nhẹ nhàng chải bằng bàn chải đánh răng mềm hoặc sử dụng dụng cụ cạo lưỡi. Thói quen uống nhiều nước cũng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn ra khỏi miệng.

    Nếu tình trạng lưỡi có màu trắng không tự hết, bạn sẽ cần áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp cách trị tại nhà để nhanh chóng cải thiện tình trạng.

    Cách trị lưỡi trắng theo bác sĩ

    Lưỡi trắng phải làm sao? Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh dựa vào mức độ và nguyên nhân gây ra triệu chứng:

    • Liken phẳng ở miệng: Tình trạng nhẹ không cần điều trị. Nếu triệu chứng nhiều hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc xịt steroid hoặc nước súc miệng làm từ thuốc steroid hòa tan trong nước. Trong trường hợp nặng cần được điều trị kháng viêm corticosteroids tại chỗ kết hợp toàn thân. 
    • Bạch sản niêm: Thường vô hại nếu tự khỏi sau vài tuần khi yếu tố kích thích được loại bỏ như khói thuốc lá, các kích thích trong miệng như miếng trám dư, răng giả tháo lắp, các khí cụ chỉnh nha. Nếu tồn tại lâu hơn cần được sinh thiết để chẩn đoán xác định vì có 1 tỷ lệ nhỏ ung thư miệng biểu hiện là bạch sản niêm.
    • Nấm miệng: Tình trạng nấm miệng thường được điều trị bằng thuốc chống nấm. Thuốc có nhiều dạng bào chế bao gồm gel hoặc chất lỏng bôi lên miệng, viên ngậm hoặc thuốc viên. Bệnh rất hay tái phát nên cần lưu ý nguyên nhân để tránh mắc lại.
    • Bệnh giang mai: Bác sĩ có thể chỉ định dùng liều đơn penicillin để điều trị bệnh giang mai. Loại kháng sinh này có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai. Nếu đã bị bệnh giang mai trong hơn một năm, bạn có thể cần dùng nhiều hơn một loại thuốc kháng sinh.

    Cách trị lưỡi trắng tại nhà

    Vạch trần 5 nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng và cách điều trị hiệu quả

    >>>>>Xem thêm: Mắt bị đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị

    Lưỡi trắng phải làm sao? Một số cách làm sạch lưỡi bị trắng tại nhà bạn có thể thử:

    1. Dùng probiotics

    Probiotic là một cách giúp tác động đến sức khỏe răng miệng và tránh các tổn thương trên lưỡi. Probiotic là chủng vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu về chế phẩm sinh học này thường chỉ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe đường ruột, tuy nhiên probiotic còn có thể mang lại lợi ích cho miệng và lưỡi.

    Một đánh giá trên Tạp chí Nha khoa châu Âu cho biết rằng vi khuẩn sinh học có thể xâm chiếm miệng cũng như ruột. Probiotics tranh giành vị thế với nhóm vi khuẩn có hại gây mất cân bằng hệ vi khuẩn miệng theo chiều hướng có lợi từ đó làm tăng cường sức khỏe răng miệng và tránh tạo ra các tổn thương.

    2. Dùng baking soda

    Bạn có thể dùng baking soda (loại sử dụng trong nấu ăn), cho một ít vào bàn chải đánh răng và chà lưỡi, răng và nướu. Cách này có thể giúp giảm vi khuẩn gây ra lưỡi có màu trắng và hỗ trợ ngăn ngừa viêm nướu. Một cách đơn giản và an toàn hơn là dùng các loại nước súc miệng có baking soda.

    Một nghiên cứu cho thấy baking soda có thể giết chết vi khuẩn có hại thường gây nhiễm trùng trong miệng, chẳng hạn như Streptococcus mutans 1 loại vi khuẩn gây sâu răng và Candida.

    3. Ăn tỏi sống hỗ trợ điều trị lưỡi trắng

    Một cách trị lưỡi trắng ở người lớn mà nhiều người hay truyền tai nhau là ăn tỏi sống. Nguyên do là bởi tỏi sống có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng do Candida. Các nghiên cứu cho biết một hoạt chất trong tỏi có tên là allicin có khả năng hoạt động như 1 loại kháng sinh tự nhiên có thể ức chế hoạt động của nấm men và vi khuẩn có hại.

    Bạn có thể ăn một tép tỏi sống mỗi ngày hoặc cắt nhỏ và ăn với một ít dầu oliu để giảm nguy cơ lưỡi trắng.

    4. Vệ sinh lưỡi

    Bạn hãy nhẹ nhàng vệ sinh lưỡi bằng cách cạo lưỡi từ trong ra ngoài nhằm giúp giảm, loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn tồn tại trong miệng. Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng để vệ sinh nhẹ nhàng trên lưỡi hoặc cân nhắc mua đồ cạo lưỡi chuyên dụng tại các nhà thuốc, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải đánh răng tích hợp chức năng vệ sinh lưỡi ở mặt sau bàn chải, rất tiện lợi và dễ sử dụng.

    5. Cách trị lưỡi trắng ở người lớn và trẻ em: Vệ sinh răng miệng

    Mặc dù tình trạng bị trắng lưỡi không thể tránh khỏi hoàn toàn nhưng việc vệ sinh răng miệng cơ bản có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này. Do đó, bạn hãy đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch kẽ răng khi cần.

    Lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này. Bạn nên tránh các sản phẩm từ thuốc lá và đồ uống có cồn, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống cân bằng.

    Những thông tin trên hy vọng giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân gây lưỡi trắng để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Sức khỏe răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì thế bạn hãy luôn dành thời gian vệ sinh 2 lần/ngày và thăm khám nha sĩ định kỳ nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *