Nội Dung
Tìm hiểu chung
Vết bầm tím là tình trạng gì?
Vết bầm tím là tình trạng da đổi màu, do vỡ mạch máu nhỏ dưới da và gây rỉ máu sau một chấn thương. Máu từ các mạch tổn thương sẽ tập trung gần bề mặt da và chúng ta nhìn thấy một vết màu xanh đen. Vết này là do các tế bào hồng cầu và thành phần của máu gây đổi màu da.
Bạn đang đọc: Vết bầm tím
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng vết bầm tím là gì?
Các triệu chứng thường gặp của vết bầm tím bao gồm:
- Ban đầu, một vết bầm mới có thể hơi đỏ, sau đó sẽ chuyển sang màu xanh hoặc màu tím đậm trong vòng một vài giờ và sẽ thành màu vàng hoặc xanh lá cây sau vài ngày khi vết bầm lành.
- Vết bầm thường nhạy cảm và đôi khi có thể đau trong vài ngày đầu, nhưng cơn đau thường hết khi vết bầm mờ đi.
- Bởi vì da không bị tổn thương chỗ vết bầm, nên không có nguy cơ mắc nhiễm trùng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:
- Bầm tím khi đang dùng aspirin hoặc các thuốc kháng đông máu khác
- Sưng và đau ở vùng bầm tím
- Bầm tím xảy ra sau khi cú va chạm mạnh hoặc té ngã
- Bầm tím xảy ra cùng với gãy xương
- Bầm tím không rõ lý do
- Bầm tím không cải thiện trong vòng hai tuần hoặc không cải thiện hoàn toàn sau ba hoặc bốn tuần
- Bầm tím dưới móng tay và gây đau đớn
- Bầm tím kèm theo chảy máu nướu răng, mũi hoặc miệng
- Bầm tím kèm theo máu trong nước tiểu, phân và mắt
- Bầm tím không rõ nguyên nhân, đặc biệt có tính định kỳ
- Bầm tím nhưng không gây đau
- Bầm tím xuất hiện trở lại trong cùng một khu vực mà không phải do chấn thương
- Có bất kỳ vết bầm tím thâm đen trên đôi chân.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?
Một số nguyên nhân gây ra bầm tím bao gồm:
- Bầm tím có thể xảy ra ở một số người tập thể dục cường độ mạnh, chẳng hạn như các vận động viên điền kinh và cử tạ. Những vết bầm do hồng cầu thoát ra từ lỗ hổng nhỏ trong các mạch máu dưới da gây ra.
- Bầm tím không nguyên nhân xảy ra một cách dễ dàng hoặc không có lý do rõ ràng, có thể liên quan đến rối loạn chảy máu, đặc biệt nếu các vết bầm tím kèm theo chảy máu cam thường xuyên hoặc chảy máu nướu răng.
- Chân bị bầm tím không rõ nguyên nhân: Vết bầm không rõ nguyên nhân như trên bắp chân hoặc đùi thường là do va chạm vào cột giường hoặc vật thể gì đó mà bạn không nhớ.
- Người cao tuổi thường xuyên có vết bầm vì da trở nên mỏng hơn vì tuổi tác. Các mô nâng đỡ mạch máu nằm bên dưới trở nên mỏng và yếu hơn.
- Những người sử dụng thuốc kháng đông máu cũng dễ có vết bầm hơn.
- Vết bầm ở mặt sau bàn tay và cánh tay (còn gọi là ban xuất huyết quang hóa hay xuất huyết mặt trời) xảy ra do da mỏng và thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc tình trạng này?
Vết bầm tím là tình trạng rất thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải vết bầm tím?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải vết bầm tím, chẳng hạn như:
- Luyện tập thể thao chuyên nghiệp: chẳng hạn như vận động viên điền kinh và cử tạ.
- Tuổi tác: người cao tuổi thường xuyên bị bầm tím vì da đã trở nên mỏng hơn. Các mô nâng đỡ mạch máu nằm bên dưới trở nên yếu hơn.
- Thiếu hụt vitamin C.
- Lạm dụng rượu.
- Một số tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh bạch cầu, ưa chảy máu Hemophilia, bệnh gan, Cushing, hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos, bệnh mô liên kết, thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu máu bất sản, có thể dẫn đến dễ bầm tím và chảy máu.
- Một số thuốc có thể dễ gây bầm tím, bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen (Advil®, Motrin®); chất kháng đông máu như warfarin (Coumadin®), clopidogrel (Plavix®) và heparin; steroid (prednisone) và một số loại thuốc dùng để điều trị ung thư.
Tìm hiểu thêm: Quan hệ bị rách tử cung phải làm sao?
>>>>>Xem thêm: 8 bí quyết vàng để có làn da đẹp tự nhiên và rạng rỡ
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng bầm tím?
Bị bầm tím chân nên làm gì? Nếu một chấn thương rõ ràng gây ra vết bầm tím và không có tình trạng gãy xương, bác sĩ có thể sẽ không thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào khác. Nếu có sưng hoặc đau nhiều, bạn có thể cần chụp X-quang vùng da đó để đảm bảo không có gãy xương.
Trong trường hợp bầm tím xảy ra thường xuyên và không có lý do rõ ràng, các bác sĩ có thể xét nghiệm máu để tìm ra các rối loạn chảy máu. Một số vết bầm tím nhất định, xuất hiện thường xuyên theo thời gian và tự lành trong nhiều giai đoạn khác nhau, có thể giúp bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân là do lạm dụng thể lực quá mức.
Cách chữa vết bầm tím trên da
Bác sĩ sẽ không điều trị đặc hiệu cho vết bầm tím. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng các cách chữa vết bầm tím trên da tại nhà như chườm lạnh nước đá và sau đó chườm nóng, thuốc giảm đau không kê toa, đặt vùng thâm tím lên cao nếu có thể.
Bạn nên chườm nước đá lên chân bị bầm tím trong 20 phút. Uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và tránh massage vết bầm.
Sau đó 48 giờ, bạn đắp khăn ấm lên vết bầm trong 10 phút, 3 lần mỗi ngày để đánh tan máu tụ. Vết bầm sẽ mờ dần trong 2 – 4 tuần sau khi chuyển màu thành màu vàng, xanh lá cây hoặc màu nâu.
Khi máu đóng vảy, bạn không nên bóc vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vảy sẽ khô và tự bong ra trong 1 – 2 tuần.
Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:
- Vết bầm sưng và gây đau đớn thời gian dài.
- Có vết bầm tím thường xuyên, không rõ nguyên nhân và trải dài ở nhiều bộ phận cơ thể.
- Vết bầm tím kèm theo chảy máu bất thường tại những bộ phận khác trong cơ thể như mũi, nướu, trong nước tiểu hoặc phân.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng bệnh?
Để có hiệu quả, bạn cần điều trị vết bầm ngay sau khi bị thương, lúc này vết bầm vẫn còn hơi đỏ. Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc túi rau đông lạnh ở vùng da bị ảnh hưởng trong 20-30 phút để tăng tốc độ phục hồi và giảm sưng. Tuy nhiên, bạn đừng chườm đá trực tiếp lên da mà hãy quấn túi nước đá trong khăn.
- Nâng chân lên cao càng nhiều càng tốt trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bị thương nếu các vết bầm tím chiếm một vùng da lớn ở chân hoặc bàn chân.
- Sử dụng acetaminophen để giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng làm chậm đông máu và có thể kéo dài thời gian chảy máu.
- Dùng khăn ấm chườm lên vết bầm trong 10 phút hoặc lâu hơn sau khoảng 48 giờ bị thương, thực hiện 2-3 lần một ngày có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng thâm tím, giúp da hấp thu máu nhanh chóng hơn. Cuối cùng, các vết thâm sẽ mờ dần.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.