Những chủ đề về tình trạng phân hoặc đi đại tiện thường khiến nhiều người cảm thấy ngại và có xu hướng lảng tránh. Thực tế, việc hiểu rõ các vấn đề này có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt nếu đang gặp rắc rối với căn bệnh viêm đường ruột (IBD).
Bạn đang đọc: Viêm đường ruột và những dấu hiệu bất thường khi đại tiện
Vậy, các triệu chứng bất thường khi đi đại tiện đang cảnh bảo điều gì? Màu sắc cũng như độ đặc, lỏng của phân nói gì về sức khỏe của bạn? Hãy cùng HelloBacsi đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau nhé.
Nội Dung
Người bị viêm đường ruột đi ngoài ra phân màu đỏ
Nguyên nhân phân có màu đỏ có thể do:
Nếu bạn không ăn thực phẩm chứa sắc tố đỏ trước đó, đồng thời kinh nguyệt của bạn cũng không xảy ra trong thời gian này, hãy lưu ý một số điểm sau:
- Máu lẫn vào phân hay không
- Bạn có cảm thấy đau khi đi đại tiện không
Phân có lẫn máu thường là dấu hiệu cảnh báo đợt bộc phát của bệnh viêm đường ruột, đặc biệt nếu bạn còn có triệu chứng đau và sụt cân ngoài ý muốn.
Ngược lại, tình trạng đi cầu ra máu không đau và trong phân không có lẫn máu cho thấy bạn có thể đang bị trĩ nội. Nếu có kèm theo biểu hiện đau xung quanh hậu môn, vấn đề của bạn có thể là bệnh trĩ ngoại hoặc nứt hậu môn.
Phân có màu đen cảnh báo điều gì ở người bệnh IBD?
Có nhiều yếu tố khiến bạn đi ngoài ra phân đen, chẳng hạn như:
- Chảy máu (xuất huyết) đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày hoặc phần đầu ruột non), có thể liên quan đến bệnh Crohn – một dạng phổ biến của viêm đường ruột.
- Tác dụng phụ của một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng (Pepto-Bismol, than hoạt tính, chất bổ sung sắt…)
- Ăn nhiều thực phẩm sẫm màu (huyết, tiết canh…)
Nếu tình trạng phân sẫm màu xuất hiện cùng với triệu chứng mệt mỏi hoặc khó thở, bạn nên lập tức tìm gặp bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu do thiếu sắt, hệ quả của tình trạng xuất huyết lâu ngày.
Phân lỏng (tiêu chảy) và có mùi nặng
Nhiễm trùng ruột do Clostridium difficile (C. diff) là vấn đề phổ biến ở những người mắc bệnh viêm đường ruột IBD, đặc biệt sau khi tiếp nhận điều trị bằng kháng sinh. Nhiễm khuẩn C. diff thường gây tiêu chảy, nặng mùi khi đi đại tiện, đồng thời khiến người bệnh sốt và buồn nôn.
Phân cứng (táo bón) cũng là triệu chứng viêm đường ruột thường gặp
Táo bón có thể hậu quả của nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ như thiếu chất xơ, mất nước, nhu động ruột chậm hoặc tác dụng phụ của một số thuốc điều trị… Tuy người mắc bệnh viêm đường ruột thường dễ bị tiêu chảy nhưng thực tế, không ít người cũng có triệu chứng táo bón. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở trường hợp tắc nghẽn ruột liên quan đến bệnh Crohn.
Bạn có thể cải thiện vấn đề trên bằng cách uống nhiều nước, thường xuyên tập thể dục thể thao và bổ sung rau củ quả, trái cây trong các bữa ăn hàng ngày. Nếu táo bón không có xu hướng thuyên giảm, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đau khi đi đại tiện cảnh báo điều gì?
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị sởi: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc đúng chuẩn
>>>>>Xem thêm: Bà bầu nên ăn hoa quả gì vào mùa hè? Gợi ý 7 loại quả vừa bổ vừa mát
hội chứng ruột kích thích (IBS).Ngoài ra, đau quặn bụng kèm theo tiêu chảy trước kỳ kinh nguyệt vài ngày cũng là hiện tượng sinh lý bình thường ở nhiều phụ nữ. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên tìm gặp bác sĩ phụ khoa nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài sau khi kinh nguyệt chấm dứt. Đây có thể là biểu hiện của lạc nội mạc tử cung.
Nếu bạn đang phải “đối đầu” với căn bệnh viêm đường ruột, hãy học cách quan sát tình trạng phân thường xuyên, đồng thời đừng ngại nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này. Các chuyên gia sẽ dựa vào các dấu hiệu bất thường khi đại tiện mà bạn cung cấp để cân nhắc giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả.