Viêm quanh móng

Viêm quanh móng

Viêm quanh móng

Bạn đang đọc: Viêm quanh móng

Tìm hiểu chung

Viêm quanh móng là bệnh gì?

Viêm quanh móng (Paronychia) là một bệnh nhiễm trùng phổ biến dưới vùng da xung quanh móng tay. Bệnh có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (kéo dài một thời gian dài). Các loại mụn nhọt, mụn mủ có thể hình thành nếu bệnh không được điều trị hiệu quả.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm quanh móng là gì?

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm quanh móng là đau, đỏ, sưng vùng quanh móng. Có thể xuất hiện mụn nhọt, có mủ và viêm nhiễm quanh khu vực này.

Trong một số trường hợp, móng tay có thể thay đổi và biến dạng. Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Báo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy khó chịu nhiều ở chân hoặc mủ hay vết sưng đỏ ngày càng lan rộng. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường hoặc những bệnh khiến lưu lượng máu đến chân giảm, cảm thấy đau chân hay xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm quanh móng?

Viêm quanh móng xảy ra do vi khuẩn (thường là vi khuẩn StaphylococcusStreptococcus) hoặc nấm candida xâm nhập vào da qua vết thương. Những vết thương này có thể xuất hiện do bệnh nhân cắn móng tay, bị xước da cạnh móng tay, mút ngón tay, vết thương bị nhiễm trùng hoặc các vật dụng từ bên ngoài như mảnh vụn gây ra.

Bên cạnh đó, tiếp xúc với các hóa chất mạnh, sơn móng tay acrylic, hoặc keo sơn móng tay cũng có thể gây ra vết thương và viêm nhiễm ở móng. Trong một số ít trường hợp, tiểu đường, nhiễm nấm móng tay hoặc ngâm tay trong nước trong một thời gian dài cũng có thể gây ra viêm quanh móng.

Viêm quanh móng

Bạn có thể đọc thêm: 8 dấu hiệu ở móng tay mà bạn không thể xem thường.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh này?

Đây là bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đặc biệt là những người thường để tay ẩm ướt (ví dụ như người rửa chén, pha chế). Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Tìm hiểu thêm: Dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có thực sự hiệu quả?

Viêm quanh móng

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm quanh móng?

Nguy cơ mắc bệnh viêm quanh móng có thể tăng cao nếu bạn:

  • Để tay ướt hoặc tiếp xúc với nước quá lâu. Tỷ lệ mắc bệnh càng cao với những người làm công việc rửa bát, pha chế và nội trợ)
  • Bị tiểu đường.
[mc4wp_form id=’290304″]

Bạn có thể đọc thêm: Bệnh vảy nến móng tay: Triệu chứng và cách điều trị.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm quanh móng?

Để chẩn đoán bệnh viêm quanh móng, bác sĩ sẽ quan sát móng tay bệnh nhân. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể lấy dịch mủ để xét nghiệm. Từ đó có thể đưa ra kết luận loại vi khuẩn hoặc loại nấm nào đã gây ra tình trạng này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm quanh móng?

Nếu bị viêm quanh móng do vi khuẩn, để giảm tình trạng sưng đau, bệnh nhân có thể ngâm móng trong nước ấm nóng khoảng từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc kháng sinh. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải rạch và hút dịch mủ. Nếu bị viêm quanh móng do nấm, thuốc kháng nấm và thuốc thoa ngoài da như Castellani (phenol) sẽ được kê thêm để điều trị bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm quanh móng?

Viêm quanh móng

>>>>>Xem thêm: Bật mí 4 cách cho bé bú không bị sặc sữa và những lưu ý cần mẹ nhớ

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng cách duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
  • Không được tự ý uống thuốc hoặc bỏ thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ
  • Luôn giữ tay sạch và khô
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước
  • Mang găng tay nhựa để tránh tiếp xúc với những chất kích thích, như nước, chất tẩy rửa, miếng chà bằng kim loại, miếng cọ rửa và hóa chất như sơn, chất tẩy sơn, nhựa thông, chất đánh bóng xe hơi, sàn nhà, giày, kim loại và vật dụng trong nhà. Bạn cũng nên mang găng tay khi gọt vỏ hay vắt chanh, cam, trái cây chua hay khoai tây
  • Mang găng tay da hay vải dày khi làm việc nhà hay làm vườn
  • Giữ băng gạc sạch và khô. Thay băng ít nhất 2 lần 1 ngày.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *