Các nhà khoa học từng cho rằng virus ở động vật không ảnh hưởng đến con người và ngược lại. Thế nhưng sự thật là virus có thể nhảy từ loài này sang loài khác, đôi khi còn kết hợp với nhau để tạo ra các chủng mới. Virus chủng mới có thể là mối đe dọa cho sự tồn tại của con người. Vậy liệu có cách diệt virus nào hiệu quả không?
Bạn đang đọc: Virus là gì? Tìm hiểu cách diệt virus và phòng ngừa bệnh
Hiện nay trên thế giới đã xác định được hơn 2.000 loại virus nhưng chỉ có 10% virus có khả năng lây nhiễm sang người. Mời bạn cùng nhìn lại lịch sử virus gây bệnh và cách những sinh vật này hoạt động, từ đó có biện pháp phòng ngừa bệnh do virus.
Nội Dung
Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha
Năm 1918, dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát toàn cầu. Ước tính số người mất trong đại dịch này dao động từ 20 -100 triệu, lên đến 5% dân số trong vòng một năm. Không giống như các dịch cúm trước đây khi hầu hết nạn nhân là trẻ em và người cao tuổi, chủng cúm này đã ảnh hưởng đến cả đối tượng là người lớn khỏe mạnh. Thống kê số lượng người tử vong trong đại dịch cúm Tây Ban Nha còn cao hơn cả tổng số nạn nhân của 4 năm dịch hạch “Cái Chết Đen”.
Đến câu chuyện về virus gây bệnh
Có giả thuyết cho rằng nhiều chủng cúm nguy hiểm bắt nguồn từ Trung Quốc do mật độ dân số dày đặc và khoảng cách chung sống quá gần với các quần thể động vật khác. Nhiều chủng virus nguy hiểm đã được phát hiện có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhảy từ chim hoặc lợn sang người.
Chỉ riêng trên loài chim, giới khoa học đã phát hiện đến 15 chủng virus.
Virus là một sinh vật ký sinh có khả năng gây bệnh, không được phân loại là “còn sống”. Do tế bào là yếu tố cần thiết khi định nghĩa về sự sống mà virus lại không có màng tế bào, không có quá trình chuyển hóa, không hô hấp và không thể nhân lên bên ngoài tế bào sống khác – còn gọi là vật chủ (host).
Đa số virus có vật liệu di truyền là ADN hoặc ARN, chúng tìm kiếm tế bào sống để xâm nhập. Khi đã vào bên trong, virus lập trình lại tế bào và nhân lên theo khối lượng, sản sinh ra hàng ngàn bản sao giống hệt cấu trúc virus ban đầu. Virus ARN thường dễ đột biến hơn virus ADN. SARS, cúm gia cầm, cúm lợn, viêm gan, sởi, bại liệt, sốt vàng da và Ebola là ví dụ của virus ARN.
Nếu hai loại virus xâm nhập vào cùng một tế bào thì ADN của chúng có thể kết hợp để tạo thành một loại virus mới, có khả năng gây độc. Trường hợp thường thấy là 2 loại virus ở động vật kết hợp và “nhảy” sang người.
Cách diệt virus bên trong cơ thể
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc da ngay với những lợi ích từ sữa tươi
Cơ thể chúng ta có khả năng chống lại các sinh vật “ngoại xâm” bất kể lúc nào, trong đó có virus. Tuyến phòng thủ đầu tiên là da, niêm mạc và axit dạ dày. Nếu bạn hít phải virus, chất nhầy sẽ bẫy lấy virus và cố gắng tống nó ra khỏi cơ thể. Nếu nuốt phải, axit dạ dày có thể giết chết virus. Trong trường hợp virus vẫn vượt qua được tuyến phòng thủ đầu tiên, hệ miễn dịch bẩm sinh sẽ hoạt động. Các tế bào miễn dịch tiến hành “chiến tranh” và giải phóng interferon – một nhóm các protein tự nhiên – để bảo vệ các tế bào xung quanh. Nếu không thể tiêu diệt được lực lượng tác nhân xâm nhập, các thực bào sẽ “gọi” tế bào lympho vào cuộc (miễn dịch đáp ứng).
Tế bào lympho T và B của chúng ta có khả năng ghi nhớ bất kỳ trường hợp nhiễm trùng nào trước đây mà chúng phải “tham chiến” để hình thành kháng thể chống lại virus (đây cũng là cách thức hoạt động của việc tiêm chủng).
Tuy nhiên, virus có thể đột biến, thay đổi nhiều đến mức cơ thể không nhận ra chúng là nguyên nhân của một bệnh nhiễm trùng tương tự mà cơ thể đã “chiến thắng” trong quá khứ. Virus đột biến cũng có thể hoạt động rất nhanh, sinh sôi trước khi các tế bào lympho kịp trở tay. Khi này, người bệnh phải sử dụng các biện pháp thay thế khác.
Cách diệt virus từ bên ngoài cơ thể
Thuốc kháng virus thực tế không trực tiếp tiêu diệt virus. Thuốc chỉ “nhốt” virus trong tế bào, ngăn không cho sinh sản. Điều quan trọng là người bệnh phải sử dụng thuốc này trong 48 giờ kể từ khi triệu chứng khởi phát, nếu không thuốc cũng không mang lại nhiều tác dụng.
Bạn cũng cần lưu ý dùng thuốc kháng sinh không phải là một cách diệt virus vì mục tiêu của kháng sinh là vi khuẩn. Ngoài ra, dùng kháng sinh sai cách cũng dẫn đến nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe như rối loạn khuẩn đường ruột, kháng kháng sinh… Uống thuốc kháng sinh khi nhiễm virus cũng có thể làm nấm Candida trong cơ thể phát triển quá mức, gây nhiễm trùng hệ thống.
Thông thường, người nhiễm virus được điều trị hỗ trợ bằng truyền dịch hay dùng thuốc để làm thuyên giảm các triệu chứng. Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào có khả năng tiêu diệt virus khi sử dụng đơn lẻ và tác dụng phụ từ thuốc cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy bạn vẫn nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Loại virus duy nhất đến nay có thể thực sự bị tiêu diệt là virus gây bệnh viêm gan C vì theo quan sát sau điều trị, cơ thể người bệnh không còn dấu hiệu của virus.
Cách phòng ngừa virus đơn giản mà hiệu quả
>>>>>Xem thêm: Bong dịch kính
Ngoài tiêm chủng để ngừa bệnh do virus, bạn cũng nên biết nhiễm virus là một triệu chứng báo hiệu hệ miễn dịch kém. Để tăng cường hệ miễn dịch, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe đường ruột của mình, bổ sung lợi khuẩn probiotic và prebiotic, xây dựng một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, thường xuyên vệ sinh tay và cơ thể, môi trường sống, tránh tiếp xúc với nguồn nghi ngờ bệnh.
Ngoài ra, bạn hãy lưu ý những điểm sau:
- Khi ốm bệnh, hãy nạp vào cơ thể nhiều chất lỏng nhưng không được uống nước ngọt và nước trái cây có đường. Bạn có thể uống nước chanh, nước cam với một chút mật ong hay dùng chất tạo ngọt tự nhiên thay vì đường.
- Thường xuyên súc miệng để giảm tải lượng virus xâm nhập. Ngoài nước súc miệng hay nước muối sinh lý, bạn có thể thử dùng giấm táo hữu cơ hoặc dầu dừa nguyên chất cũng có tác dụng sát khuẩn và lành tính.
- Vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin C đều là những chất dinh dưỡng quan trọng đối với hệ miễn dịch. Cần chú ý nếu dùng vitamin C liều cao, bạn không nên đột ngột ngừng uống mà phải giảm liều từ từ.
Khả năng phục hồi và phát triển của virus là điều khiến chúng trở thành mối đe dọa đáng kể cho loài người. Không có cách diệt virus nào mà không đi kèm những ảnh hưởng đến sức khỏe khi virus dùng chính tế bào của chúng ta để nhân lên. Chính vì vậy, hãy luôn trang bị cho bản thân một hệ miễn dịch tốt, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và cập nhật kiến thức, thông tin y tế mới nhất để phòng bệnh.