Chế độ tập luyện cho người tiểu đường là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh. Đối với bệnh nhân tiểu đường, ăn uống và tập thể dục đều nhằm mục đích là ổn định lượng đường trong máu và phòng ngừa biến chứng. Vậy, làm sao để xây dựng một chế độ tập luyện cho người tiểu đường khoa học và các bài tập thể dục nào là phù hợp với những đối tượng này? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường một cách khoa học
Nội Dung
Vì sao chế độ tập luyện cho người tiểu đường lại quan trọng?
Tập thể dục là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị và quản lý bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể giúp người tiểu đường:
- Làm giảm lượng đường trong máu và giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng độ nhạy của insulin.
- Tăng cường sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần
- Kiểm soát cân nặng hợp lý
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Những lưu ý khi xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường
Không thể phủ nhận tập thể dục mang đến rất nhiều lợi ích cho người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường một cách an toàn và tránh được các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, hãy kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục. Điều này vô cùng quan trọng để giúp bạn theo dõi được phản ứng của cơ thể mình đối với chế độ tập luyện như thế nào, ngăn ngừa việc tăng hoặc hạ đường huyết quá mức.
Bạn có thể quan tâm: Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? 4 thời điểm bạn cần biết
Cụ thể như sau:
Trước khi tập
Trước khi bắt đầu xây dựng một chế độ tập luyện cho người tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là trong trường hợp nếu bệnh nhân ít tập luyện trước đó, cũng như bệnh nhân đã có các biến chứng về mắt, thần kinh, thận và tim mạch để xem tình trạng sức khỏe hiện tại có đủ an toàn để tập luyện hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể đề xuất thời điểm tốt nhất để tập thể dục và giải thích tác động của thuốc điều trị tiểu đường với đường huyết khi cơ thể hoạt động nhiều hơn.
Nếu đang dùng insulin hoặc các loại thuốc khác có thể gây hạ đường huyết, hãy kiểm tra lượng đường trong máu từ 15 đến 30 phút trước khi tập thể dục.
Theo đó, nếu:
- Lượng đường trong máu dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L). Đây là chỉ số đường huyết quá thấp để tập thể dục an toàn. Hãy ăn một bữa ăn nhẹ có chứa từ 15 đến 30 gram carbohydrate, chẳng hạn như nước ép trái cây, trái cây, bánh quy giòn hoặc thậm chí là viên glucose trước khi bắt đầu tập luyện.
- Lượng đường trong máu từ 100 đến 250 mg/dL (5,6 đến 13,9 mmol/L). Đối với hầu hết mọi người, đây là mức đường huyết an toàn để bắt đầu tập thể dục.
- Lượng đường trong máu từ 250 mg/dL (13,9 mmol/L) hoặc cao hơn. Đây là mức đường huyết quá cao để tập thể dục an toàn. Trước khi tập thể dục, hãy xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để tìm ceton. Sự hiện diện của ceton cho thấy cơ thể không có đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu tập thể dục khi lượng ceton cao sẽ có nguy cơ bị nhiễm toan ceton, một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Thay vì tập thể dục ngay, hãy điều chỉnh lượng đường trong máu và đợi cho đến khi xét nghiệm thấy không có ceton trong nước tiểu hoặc trong máu thì mới nên tập luyện.
Trong khi tập
Tìm hiểu thêm: 30 phút đạp xe mỗi ngày giúp bạn sống thọ hơn 5 năm!
Trong khi tập thể dục, lượng đường trong máu xuống thấp (hạ đường huyết) có thể xảy ra. Nếu bạn đang xây dựng một chế độ tập luyện cho người tiểu đường trong thời gian dài, hãy kiểm tra lượng đường trong máu sau mỗi 30 phút tập luyện, đặc biệt là khi bạn thử một hoạt động mới hay tăng cường độ hoặc thời gian tập luyện lên. Kiểm tra đường huyết cứ sau mỗi 30 phút tập luyện sẽ cho biết liệu lượng đường trong máu có ổn định, đang tăng hay giảm và liệu việc tiếp tục tập thể dục có an toàn hay không.
Việc kiểm tra đường huyết trong khi tập thể dục có thể bất tiện nếu bạn đang tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc chơi thể thao. Tuy nhiên, điều này là cần thiết trong thời gian đầu khi mới bắt đầu tập luyện cho đến khi bạn biết lượng đường trong máu thay đổi như thế nào với chế độ tập luyện cho người tiểu đường mà bạn đang áp dụng.
Hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức nếu:
- Đường huyết giảm xuống dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L)
- Cảm thấy run rẩy, yếu ớt hoặc choáng váng
Lúc này, hãy bổ sung khoảng 15 gram carbohydrate hấp thu nhanh để tăng lượng đường trong máu, chẳng hạn như:
- Viên nén glucose
- 1/2 cốc (118 ml) nước trái cây hoặc nước ngọt thông thường (không phải loại ăn kiêng)
- Kẹo cứng.
Hãy kiểm tra lại lượng đường trong máu sau 15 phút. Nếu vẫn còn quá thấp, hãy ăn thêm 15 gram carbohydrate và kiểm tra lại sau 15 phút tiếp theo. Bạn cứ tiếp tục ăn và kiểm tra đường huyết cho đến khi lượng đường trong máu trở về ngưỡng an toàn hoặc đạt ít nhất 70mg/dL (3,9 mmol/L).
Sau khi tập
Khi xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường, bạn cũng đừng quên kiểm tra lượng đường trong máu ngay sau khi tập thể dục xong và nhiều lần trong vài giờ tiếp theo.
Việc tập luyện càng nặng thì lượng đường trong máu sẽ càng bị ảnh hưởng lâu dài. Lượng đường trong máu xuống thấp có thể xảy ra sau khi tập thể dục từ 4 đến 8 giờ. Nếu chỉ số đường huyết sau tập giảm thấp, hãy ăn một bữa ăn nhẹ với carbohydrate có tác dụng chậm, chẳng hạn như thanh granola hoặc trái cây sau khi tập luyện để phòng ngừa.
Các bài tập thể dục dành cho người tiểu đường
>>>>>Xem thêm: Liệu có cách nào trị chứng sợ nhện?
Khi đã đảm bảo mức đường huyết an toàn cho việc tập luyện thì điều tiếp theo cần quan tâm là chế độ tập luyện cho người tiểu đường nên có những bài tập nào? Hãy hỏi bác sĩ xem các hoạt động hoặc các bài tập mà bạn đang dự định tập luyện có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào.
Để đạt được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, các bác sĩ khuyên người tiểu đường nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc 30 phút mỗi ngày (5 buổi mỗi tuần) cho các hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải như:
- Aerobic
- Đi bộ nhanh
- Bơi lội
- Đạp xe đạp
- Khiêu vũ
- Thái cực quyền
Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng trẻ em, hoặc những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nên tham gia tập luyện ít nhất 60 phút mỗi ngày với các hoạt động có cường độ từ vừa phải đến mạnh như các bài tập luyện sức bền, tập thể dục nhịp điệu.
Tập thể dục có lợi cho sức khỏe của mọi người theo nhiều cách. Việc kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục để xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường khoa học có thể cũng quan trọng như chính việc tập thể dục.