Xe tập đi cho bé có thật sự an toàn? Nên mua xe tập đi loại nào cho bé?

Xe tập đi cho bé có thật sự an toàn? Nên mua xe tập đi loại nào cho bé?

Xe tập đi cho bé có thật sự an toàn? Nên mua xe tập đi loại nào cho bé?

Cho trẻ ngồi xe tròn tập đi là thói quen phổ biến của nhiều ba mẹ Việt. Thế nhưng, nhiều vụ tai nạn gần đây liên quan đến xe tròn tập đi cho bé lại cho thấy vật dụng này chẳng những không mang lại lợi ích mà còn có thể gây hại.

Bạn đang đọc: Xe tập đi cho bé có thật sự an toàn? Nên mua xe tập đi loại nào cho bé?

Xe tập đi cho bé dạng tròn là loại xe thông dụng thường được các bố mẹ lựa chọn. Loại xe này bao gồm một bộ khung cứng đặt trên bánh xe, một tấm vải thoáng mát cho bé ngồi và khay nhựa có thể gắn đồ chơi để làm đồ giải trí cho trẻ. Xe tập đi thường được khuyến khích dùng cho trẻ em từ 5 đến 15 tháng tuổi. Tuy nhiên, vật dụng này có thật sự an toàn và tốt cho việc học đi của bé như nhiều người vẫn nghĩ?

Có nên cho trẻ ngồi xe tròn tập đi?

Có nên tập đi cho bé bằng xe tròn không là băn khoăn phổ biến của rất nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Và câu trả lời cho câu hỏi này là “Không”. Từ lâu, Hoa Kỳ đã khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng xe tập đi (dạng cho bé ngồi bên trong xe hình tròn). Ở Canada thậm chí còn ra điều luật cấm sử dụng xe tròn tập đi cho bé, nếu ai chứa chấp và bán xe tập đi có thể bị phạt đến 100.000 đô la và phạt tù đến 6 tháng.

Vì sao xe tròn tập đi bị cấm ở cả Hoa Kỳ và Canada? Vấn đề nằm ở chỗ xe tập đi là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích cho trẻ dưới 4 tuổi. Ngoài ra, tác hại của xe tròn tập cũng khiến rất nhiều người “giật mình” khi tìm hiểu.

Bạn có thể xem thêm:

Ý tưởng hoạt động cho trẻ tập đi trong vòng một tuần

Tác hại của xe tròn tập đi cho bé

Xe tập đi cho bé có thật sự an toàn? Nên mua xe tập đi loại nào cho bé?

1. Có nên cho bé ngồi xe tròn? Nguy cơ chấn thương

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng xe tập đi là nơi an toàn mà mình có thể “gửi” bé vào đó trong vài phút. Tuy nhiên, trên thực tế có khoảng 10% số ca tai nạn chấn thương đầu nặng ở các bé có liên quan đến vật dụng này. Không những thế, hàng năm Bệnh viện Nhi cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bé bị ngã do xe tập đi lăn xuống bậc thềm cầu thang. 

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ có thể di chuyển với tốc độ khoảng 1m/giây khi ở trong xe tròn tập đi. Theo các chuyên gia, tốc độ này là quá sức đối với một em bé và có thể dẫn đến mất thăng bằng. Khi trẻ bị mất thăng bằng và té ngã, đầu là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 82% trường hợp té ngã từ xe tập đi có thể dẫn đến chấn thương đầu ở trẻ nhỏ. Đầu trẻ nhỏ còn mềm và não vẫn còn đang phát triển, do đó bất cứ thương tích nghiêm trọng nào cũng có thể gây ra tác động lâu dài đến sức khỏe trong tương lai.

Bạn có thể xem thêm:

Hiểu hơn về hành vi và tâm lý trẻ em ở giai đoạn tập đi

2. Xe tròn tập đi có tốt cho bé không? Tăng nguy cơ tử vong do tai nạn

Có nên cho bé ngồi xe tròn? Sử dụng xe tròn tập đi cho bé không chỉ làm tăng nguy cơ té ngã mà còn gây ra nhiều tai nạn khác. Cụ thể, việc mẹ cho bé ngồi trong xe tập đi trong khi mẹ bận nấu nướng có thể khiến rủi ro trẻ bị bỏng tăng lên rất nhiều nếu chẳng may con va vào bếp hoặc đồ ăn, nước nóng…

Ngoài ra, đối với câu hỏi có nên dùng xe tròn tập đi cho bé, bạn cần hiểu rằng, khi đứng trong xe tập đi, tầm với của con có thể tăng lên. Do đó, bé sẽ dễ dàng tiếp cận với những vật nguy hiểm vốn nằm ngoài tầm với của mình, chẳng hạn như những vật lớn có thể rơi trúng đầu, các hóa chất độc hại và cả những nơi nguy hiểm như xô/chậu chứa nước hoặc bồn tắm, nơi trẻ có thể ngã, sặc và thậm chí là chết đuối.

Nhiều cha mẹ bận bịu thường “nhốt con” trong xe tập đi trong khoảng thời gian nhất định và yên tâm rằng con không phải đối mặt với vấn đề gì nguy hiểm. Tuy nhiên, điều này là không nên vì tai nạn có thể xảy ra rất nhanh và bạn không thể trở tay kịp. Dù bạn chỉ lơ là một giây thì những chuyện bất ngờ vẫn có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho bé.

Bạn có thể xem thêm:

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng khó thở ở trẻ tập đi tại nhà

3. Tác hại của xe tập đi đối với sự phát triển của bé

Nhiều người quan niệm rằng dùng xe tập đi trẻ sẽ biết đi nhanh hơn. Tuy nhiên, liệu xe tròn tập đi có tốt cho bé không? Nghiên cứu cho thấy trẻ dùng xe tập đi biết đi trễ hơn 1 tháng so với trẻ không dùng. Ngoài ra, xe tập đi cũng không giúp chân trẻ mạnh hơn mà ngược lại còn tác động sai đến quá trình cảm nhận của hông và gối. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những tổn thương lâu dài ở vùng chậu, lâu ngày sẽ dẫn đến biến dạng xương, gây ra một số dị tật ở chân như chân vòng kiềng, chân chữ X.

Khi di chuyển bằng xe tập đi, trẻ thường có xu hướng đứng bằng mũi bàn chân và ngón chân. Điều này vô tình khiến cơ bắp ở chân không phát triển đúng cách và bé sẽ không quen với việc đi bằng cả bàn chân. Nghiêm trọng hơn, hệ thần kinh cũng sẽ bị tước mất những thông tin cảm giác cần có để trẻ học đi.

Bạn có thể xem thêm:

Cách chọn giày cho trẻ tập đi và hình dạng bàn chân của bé

Nên mua xe tập đi loại nào cho bé?

Tìm hiểu thêm: Cách tính lượng protein cần nạp cho người vận động

Xe tập đi cho bé có thật sự an toàn? Nên mua xe tập đi loại nào cho bé?

Đa số các bác sĩ nhi khoa đều khuyến khích bố mẹ nên đặt trẻ lên sàn để trẻ tự lật, ngồi dậy, bò và đứng dậy. Điều này sẽ giúp các cơ bắp của trẻ được tăng cường sức mạnh, tạo tiền đề cho những bước chân vững chãi.

Khi con đến tuổi tập đi, nếu bạn băn khoăn không biết nên mua xe tập đi cho bé loại nào vừa tốt vừa an toàn thì bạn có thể cân nhắc đến việc mua xe đẩy cho bé tập đi. Loại xe gỗ tập đi cho bé này có hình dáng chữ L, được thiết kế với hình 3 con chim, mỗi khi bé đẩy, chim sẽ mổ xuống tấm gỗ và phát ra âm thanh để tạo sự thích thú, giúp bé muốn đẩy tiếp. Loại xe này được xem là an toàn và giúp bé học đi nhanh hơn nhưng bạn cũng phải luôn bên cạnh và giám sát chứ đừng để bé tự đi.

Ngoài việc dùng xe tập đi, bạn có thể hỗ trợ bé tập đi bằng cách để bé bám vào chân mẹ và tự đứng dậy, sau đó giúp bé gập đầu gối để từ từ ngồi xuống nhằm tránh tổn thương phần mông và xương cột sống. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi tập đi cùng bé, bạn hãy dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một, không thúc đẩy hay kéo bé vì như vậy có thể gây trật cổ tay và xương vai. Bạn nên nâng từ khuỷu tay hay vai hoặc quỳ trước mặt và đỡ con bằng hai tay để giúp bé di chuyển. Khi bé đã đi thành thạo, bạn có thể dùng tay dắt bé đi.
  • Khi tập đi trong nhà, bạn không cần phải đi giày cho con bởi việc đi lại bằng chân không sẽ giúp bé cảm nhận rõ hơn về từng bước đi và cân bằng hơn.

Bạn có thể xem thêm:

Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi

Xe tròn tập đi dùng cho bé mấy tháng và nên dùng như thế nào để an toàn?

Xe tập đi cho bé có thật sự an toàn? Nên mua xe tập đi loại nào cho bé?

>>>>>Xem thêm: Cơn ho khan kéo dài ở người lớn có đáng lo ngại không?

Nếu vì một lý do riêng, bạn vẫn muốn sử dụng xe tròn tập đi cho con, hãy đảm bảo rằng xe được đặt trên một mặt phẳng và xung quanh không có cầu thang hoặc hồ nước hay bất cứ thứ gì có thể khiến bé gặp nguy hiểm.

Vậy, trẻ mấy tháng ngồi được xe tròn hay xe tròn tập đi mấy tháng dùng được?

Đối với câu hỏi bé mấy tháng đi xe tròn, bạn nên căn cứ vào các dấu hiệu bé đã chuyển sang giai đoạn tập đi như biết đứng chựng và có thể vịn vào một vật để đứng lên (khoảng sau 8 – 9 tháng) để quyết định trẻ mấy tháng đi được xe tròn.

Ngoài vấn đề trẻ mấy tháng ngồi xe tròn, khi cho bé dùng xe tập đi, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Dẹp tất cả các vật nguy hiểm mà bé có thể với tới được như dao, kéo, vật dễ vỡ…
  • Kiểm tra đầy đủ các chi tiết của xe tập đi trước khi mua để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Khi đặt bé vào xe tập đi, hãy đảm bảo rằng có một người lớn luôn bên cạnh và để mắt đến bé.
  • Chọn loại xe có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, thiết kế chắc chắn, không có góc sắc nhọn.
  • Đừng để con dùng xe quá 15 phút mỗi lần.
  • Luôn luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi lắp ráp và sử dụng.

Bạn có thể xem thêm:

Bố mẹ nên làm gì để giúp con biết đi?

Tập đi là một trong những giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Nếu có ý định mua xe tập đi dạng tròn cho bé, bạn cần cân nhắc thật kỹ các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trước khi quyết định nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *