Xoắn tinh hoàn là gì? Bị xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không và cách điều trị xoắn tinh hoàn như thế nào? Đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này?
Bạn đang đọc: Xoắn tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Xoắn tinh hoàn là tình trạng cần được cấp cứu y tế khẩn cấp. Nếu không hoặc chậm trễ, khả năng tinh hoàn bị thiếu máu nuôi và dẫn đến phải cắt bỏ tinh hoàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nội Dung
Xoắn tinh hoàn là gì?
Xoắn tinh hoàn (Testicular torsion) là tình trạng tinh hoàn bị xoắn quanh trục của nó khiến cho dây thừng tinh bị nghẹt và không thể cung cấp máu cho tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 16 – 25 tuổi.
Xoắn tinh hoàn kéo theo các triệu chứng là sưng nề, đau bìu cấp tính, rối loạn tiểu tiện, buồn nôn và nôn ói.
Xoắn tinh hoàn buộc phải phẫu thuật khẩn cấp. Vì khi lưu lượng máu bị ngắt quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương nặng, đến mức phải cắt bỏ. Ngược lại, nếu được điều trị kịp thời, tỉ lệ giữ lại tinh hoàn sẽ cao hơn.
Xoắn tinh hoàn nghiêm trọng như thế nào?
Về mặt y khoa, xoắn tinh hoàn là một tình trạng nghiêm trọng. Vì nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ mất tinh hoàn là rất cao.
Mối tương quan giữa thời gian và khả năng giữ lại tinh hoàn:
- Điều trị trong 4 – 6 giờ: Hầu hết trường hợp đều giữ được tinh hoàn.
- Điều trị sau 12 giờ: Khoảng 50% khả năng giữ được tinh hoàn.
- Điều trị sau 24 giờ: Khả năng cứu và giữ lại được tinh hoàn là 10%.
Xoắn tinh hoàn có phổ biến không?
Câu trả lời là KHÔNG. Xoắn tinh hoàn là hiện tượng ít khi xảy ra. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 1,3 trên 100.000 nam giới ở độ tuổi trên 18 tuổi mắc phải tình trạng này. Song, tình trạng này cũng không có bất kỳ biểu hiện cảnh báo gì và chỉ đột ngột tự phát.
Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở cả hai tinh hoàn không?
Câu trả lời là CÓ. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn. Tuy nhiên, hiện tượng này rất hiếm. Theo thông tin từ Bệnh viện Cleveland Clinic (Mỹ, 2023), tỷ lệ xoắn tinh hoàn xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn chỉ khoảng 2%.
Dấu hiệu, triệu chứng khi bị xoắn tinh hoàn là gì?
Các triệu chứng khi bị xoắn tinh hoàn là sưng nề, đau bìu cấp tính, buồn nôn, nôn ói. Nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, cả khi bạn đang nằm, đang đứng hoặc thậm chí là đang ngủ.
Các triệu chứng cụ thể của xoắn tinh hoàn bao gồm:
- Sưng đau ở một bên tinh hoàn (bìu).
- Sốt, đau bụng dưới và buồn nôn.
- Xuất hiện một khối u trên tinh hoàn.
- Một bên tinh hoàn bị xoắn cao hơn bên còn lại.
- Tinh hoàn dần dần đổi màu từ đỏ, sang tính, nâu và đen.
Đối với bé trai bị xoắn tinh hoàn, bé sẽ khóc thật to và thấy rất đau ở bìu ngay tại thời điểm tinh hoàn bắt đầu xoắn lại. Điều này có thể xảy ra vào ban đêm hoặc sau khi thức dậy.
Nguyên nhân khiến tinh hoàn bị xoắn là gì?
Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn xoắn quanh trục của nó, khiến cho nguồn máu đi đến tinh hoàn bị ngắt. Nếu tinh hoàn xoắn nhiều vòng, dòng máu tới nó có thể bị chặn hoàn toàn và gây tổn thương nặng hơn.
Về mặt y khoa, nhiều thông tin vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn là gì.
Tuy nhiên, theo nguồn thông tin y khoa chính thống từ MSD Manual (phiên bản dành cho chuyên gia) và Tổ chức Y tế American Urological Association, các chuyên gia nghi ngờ và khoanh vùng nguyên nhân khiến tinh hoàn bị xoắn là:
- Tinh hoàn biến dạng hình chuông (bell clapper): Đây là tình trạng tinh hoàn không kết nối chặt với các mô, da bìu khiến cho tinh hoàn bị lơ lửng và dễ bị xoắn khi hoạt động.
- Hoạt động thể thao quá mức: Tinh hoàn có thể bị xoắn khi một người hoạt động thể thao quá mức, có thể xảy ra khi ngồi, đứng, nằm hay thậm chí là đang ngủ.
- Do các chấn thương khác: Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra sau khi bị chấn thương bìu hoặc chấn thương tinh hoàn.
Chẩn đoán xoắn tinh hoàn như thế nào?
Chẩn đoán xoắn tinh hoàn được dựa trên khám thực thể và được xác nhận bằng chẩn đoán lâm sàng và siêu âm Doppler màu.
- Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tinh hoàn bị xoắn như thế nào, mức độ đau và khoảng thời gian tính từ lúc phát hiện cho đến lúc thăm khám.
- Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng: Siêu âm Doppler màu sẽ giúp bác sĩ nhận thấy tình trạng tinh hoàn bị thiếu máu, mào tinh và thừng tinh căng to hoặc bị tổn thương do xoắn tinh hoàn.
Tìm hiểu thêm: Chứng ngủ li bì là gì mà luôn khiến bạn mệt mỏi kể cả khi không thiếu ngủ?
>>>>>Xem thêm: Nhược cơ (yếu cơ)
Cách điều trị xoắn tinh hoàn là gì?
Như đã đề cập, xoắn tinh hoàn là tình trạng y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tinh hoàn bị xoắn không liên tục, có nghĩa là lúc đau lúc không. Đây cũng là yếu tố khiến cho nhiều bệnh nhân phớt lờ và không đi đến bệnh viện.
Cách điều trị xoắn tinh hoàn bao gồm:
- Tháo xoắn bằng tay: Đây là một thủ thuật đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả cao. Bác sĩ sẽ xoay tinh hoàn ngược với chiều xoắn.
- Phẫu thuật tháo xoắn: Khi các thông tin về bệnh sử và thăm khám lâm sàng đủ để chẩn đoán xoắn tinh hoàn, thì bệnh nhân sẽ được thực hiện phẫu thuật tháo xoắn.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Nếu phẫu thuật tháo xoắn không thành công, các bác sĩ phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu trong vòng vài giờ sau đó. Vì càng kéo dài thời gian, tỷ lệ giữ lại tinh hoàn càng thấp.
Có cách nào có thể điều trị xoắn tinh hoàn tại nhà không?
Câu trả lời là KHÔNG. Bạn phải đi đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Kể cả người mắc phải tình trạng là trẻ em hay người lớn.
Kết luận
Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về xoắn tinh hoàn là gì, dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị xoắn tinh hoàn. Đây là một hiện tượng hiếm gặp. Trường hợp nếu có gặp phải, bạn không được chần chừ, mà phải đi cấp cứu ngay lập tức.