Phương pháp điều trị bệnh động mạch vành giúp xua tan cảm giác hụt hơi, ổn định nhịp tim, ngăn ngừa các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đau tim, đau thắt ngực. Vậy, làm sao để chẩn đoán và tìm ra cách điều trị bệnh động mạch vành hiệu quả nhất?
Bạn đang đọc: 4 phương pháp điều trị bệnh động mạch vành hiệu quả, ngừa biến chứng
Hãy cùng Kenshin.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Bệnh mạch vành nguy hiểm như thế nào?
Bệnh động mạch vành là sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn của các mạch máu giữ nhiệm vụ mang máu đến tim. Tình trạng này thường xảy ra do xơ vữa động mạch. Nguyên nhân là do sự tích tụ của cholesterol và chất béo bên trong động mạch.
Điều này gây tắc nghẽn hoặc làm hỏng thành mạch, khiến máu hạn chế hoặc ngừng lưu thông đến tim. Khi tim không nhận đủ máu thì sẽ không có đủ oxy và dưỡng chất nên hoạt động kém. Hậu quả là gây ra các cơn đau tim và đau thắt ngực. Thậm chí, nếu nguồn cung cấp máu đến tim bị ngừng đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị bệnh động mạch vành càng sớm càng tốt.
Làm sao để chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị bệnh động mạch vành sớm?
Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị bệnh mạch vành sớm nhất bao gồm:
- Siêu âm tim là sử dụng sóng siêu âm hoặc sóng âm tần số cao. Nhằm mục đích tạo ra hình ảnh đồ họa về cấu trúc của tim, hoạt động bơm và hướng của dòng máu.
- Đo điện tâm đồ là một xét nghiệm phổ biến nhằm kiểm tra nhịp tim, lưu lượng máu đến tim. Bác sĩ có thể chẩn đoán trước các cơn đau tim và phát hiện nhanh các vấn đề bất thường.
- Thông tim và chụp mạch: Bằng xét nghiệm này, các mạch máu sẽ hiển thị rõ ràng trên hình ảnh. Bác sĩ sẽ có thể quan sát kỹ hơn động mạch vành, phát hiện được mọi tắc nghẽn.
- Sử dụng máy chụp X-quang hoặc máy công nghệ cao (như máy chụp CT, MRI) để nhận được hình ảnh về cấu trúc chi tiết bên trong lồng ngực. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán chính xác hơn.
4 phương pháp điều trị bệnh động mạch vành hiệu quả
1/ Sử dụng thuốc trong phương pháp điều trị bệnh động mạch vành
Tìm hiểu thêm: Rối loạn ăn uống: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị
Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng trong phương pháp điều trị bệnh động mạch vành như:
- Thuốc điều chỉnh cholesterol: Loại thuốc này giúp giảm tắc nghẽn động mạch vành, giảm hàm lượng mức cholesterol xấu. Bác sĩ có thể chọn một trong nhiều loại thuốc, bao gồm statin, niacin, fibrat…
- Aspirin: Dùng aspirin hàng ngày hoặc một loại thuốc làm loãng máu khác. Ngăn ngừa tình trạng đông máu, giảm tắc nghẽn động mạch vành. Nếu bệnh nhân bị đau tim, aspirin có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau. Tuy nhiên, aspirin có thể nguy hiểm đối với bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Vì vậy, nên cân nhắc trước khi dùng.
- Thuốc chẹn beta: Những loại thuốc này giúp làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp. Điều này góp phần ngăn ngừa những cơn đau tim đến đột ngột.
- Thuốc chặn canxi: Những loại thuốc này có thể được sử dụng khi thuốc chẹn beta không hiệu quả. Thuốc so tác dụng cải thiện các triệu chứng đau ngực một cách nhanh chóng.
- Ranolazine: Loại thuốc này có thể được kê đơn cùng với thuốc chẹn Beta. Hỗ trợ bệnh nhân bị đau thắt ngực cải thiện được cơn đau.
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Những loại thuốc này có tác dụng tương tự như các loại thuốc làm giảm huyết áp, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh động mạch vành.
2/ Điều trị bệnh mạch vành: Tiến hành tái thông mạch vành qua da (Nong mạch và đặt stent)
Nếu bệnh tiến triển nặng, những cơn đau tim và đau ngực diễn ra thường xuyên. Bác sĩ sẽ phải áp dụng phương pháp điều trị bệnh động mạch vành bằng cách nong mạch và đặt stent. Phương pháp điều trị không phẫu thuật này sẽ giúp loại bỏ mảng bám tích tụ trong động mạch và ngăn ngừa tắc nghẽn.
Bác sĩ sẽ chèn một ống thông dài và mỏng vào phần bị hẹp của động mạch. Ống thông được đưa vào động mạch thông qua một vết rạch nhỏ và dẫn đến khu vực bị tắc nghẽn. Nhằm làm sạch các mảng bám vào thành động mạch, cải thiện lưu lượng máu đến động mạch. Một ống lưới (stent) thường được để lại trong động mạch để giữ cho động mạch mở.
3/ Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Trong trường hợp bệnh nhân có nhiều động mạch bị hẹp thì một phương pháp điều trị bệnh động mạch vành khác cũng mang đến hiệu quả cao. Đó chính là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một con đường mới cho máu lưu thông. Con đường này được bắc qua các động mạch vành bị tắc nghẽn. Bác sĩ sẽ sử dụng một mạch máu mới từ ngực, cánh tay hoặc chân để dẫn máu giàu oxy đến tim.
4/ Thay đổi một số thói quen gây hại để điều trị bệnh mạch vành
>>>>>Xem thêm: Dù con có biểu hiện đồng tính nam bố mẹ vẫn yêu con
Hãy thay đổi lối sống hàng ngày, từ bỏ một số thói quen gây hại để ngăn bệnh nặng hơn, cụ thể như sau:
- Bỏ thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá có khả năng làm co mạch máu. Buộc tim phải làm việc nhiều hơn. Ngoài ra, carbon monoxide cũng làm giảm lượng oxy và làm hỏng lớp niêm mạc của mạch máu. Bỏ thuốc lá là một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ bệnh động mạch vành nặng hơn.
- Hạn chế rượu bia: Giới hạn an toàn là một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
- Giảm cân: Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh mạch vành trở nặng. Vì vậy, hãy tiến hành giảm cân lành mạnh với một chế độ ăn uống khoa học
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt tốt cho sức khỏe. Tránh xa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Giảm lượng muối và đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn 1-2 lần/tuần các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ,…để cung cấp thêm axit béo omega-3 giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe.
- Tập thể dục là phương pháp điều trị bệnh động mạch vành đơn giản: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe có tác dụng kiểm soát cân nặng. Đồng thời, loại bỏ mỡ thừa, ngăn ngừa ệnh tiểu đường và huyết áp cao. Giảm hàm lượng cholesterol, cải thiện các biến chứng của bệnh động mạch vành.
- Giảm căng thẳng: Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh căng thẳng kéo dài khiến tim càng phải làm việc nhiều hơn.
- Kiểm soát huyết áp: Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần và yêu cầu được đo huyết áp. Nếu huyết áp cao hơn bình thường (trên 120/80mmHg) thì cần có giải pháp để điều chỉnh, ổn định lại huyết áp.
- Hạn chế mức cholesterol trong máu: Một người trưởng thành (trên 20 tuổi) nên xét nghiệm cholesterol ít nhất 5 năm một lần. Một người có sức khỏe bình thường mức cholesterol LDL nên dưới 130mg/dL, hoặc 3,4mmol/L. Nếu là người bị bệnh tim thì hàm lượng cholesterol LDL nên dưới 100mg /dL (2,6mmol/L).
- Tham gia phục hồi chức năng tim sau phẫu thuật: Nếu bệnh nhân đã phẫu thuật tim, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân tham gia phục hồi chức năng tim. Đây là một chương trình giáo dục, tư vấn và hướng dẫn tập thể dục theo các bài tập được thiết kế dành riêng cho mục đích cải thiện sức khỏe tim mạch.