Duy trì một chế độ ăn uống cho người cao huyết áp hợp lý, khoa học trong dịp lễ Tết thực sự là một thử thách. Bạn sẽ rất dễ sa đà và bị cám dỗ vào các bữa tiệc tùng, ăn uống thoải mái, say sưa quá chén nếu không chủ động kiểm soát bản thân. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những người mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp.
Bạn đang đọc: Lưu ý gì trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp khi tiệc tùng dịp Tết?
Dịp Tết là thời gian mà mọi người thường xuyên quây quần, tụ họp ăn uống cùng nhau và tổ chức những bữa tiệc tùng giải trí sau một năm dài làm việc và học tập vất vả. Trong thời gian này, bạn sẽ khó tránh khỏi những bữa tiệc với các món ăn chứa nhiều đường, nhiều đạm động vật, nhiều muối, nhiều chất béo và ít rau xanh.
Việc ăn uống kém khoa học kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ béo phì, ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và sức khỏe nói chung. Chế độ ăn uống cho người cao huyết áp khi tiệc tùng trong dịp Tết vẫn là vấn đề cần được quan tâm để đảm bảo sức khỏe cho mọi cuộc vui và ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp đột ngột, khiến cho cuộc vui không còn được trọn vẹn.
Kenshin.vn sẽ mách nước cho bạn 4 lưu ý đơn giản trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp trong bài viết ngay sau đây để dịp Tết thực sự là những ngày vui nhé!
Nội Dung
Giảm muối (natri)
Ăn mặn với các món ăn nhiều muối, lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp ở tất cả mọi người.
Một số các món ăn đặc trưng thường xuất hiện trong ngày Tết của Việt Nam như các loại thịt đã qua chế biến hoặc được chế biến sẵn, chẳng hạn như giò chả, thịt nguội, giăm bông, xúc xích, lạp xưởng…, hay các loại dưa cà muối chua, bánh quy giòn, khoai tây chiên, các loại hạt đã qua tẩm ướp cũng có thể chứa hàm lượng muối rất cao. Việc ăn quá nhiều sẽ hoàn toàn không có lợi cho tim, thận, làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khác.
Vì vậy, trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp nên tuyệt đối quan tâm đến giới hạn hàm lượng muối trong món ăn. Hãy hạn chế những món ăn kể trên, hoặc tự chế biến tại nhà phục vụ Tết thay vì mua sẵn để giảm lượng natri nạp vào.
Giới hạn muối được khuyến nghị là ở mức 2.300 miligam (mg) mỗi ngày hoặc ít hơn. Tuy nhiên, lượng muối thấp hơn dưới 1.500 mg mỗi ngày là lý tưởng cho hầu hết người trưởng thành.
Chế độ ăn uống cho người cao huyết áp nên hạn chế đường và đồ ngọt
Trong dịp lễ Tết, trên bàn tiệc ngoài các món mặn cũng sẽ không thể thiếu các món ăn, thức uống ngọt tráng miệng như bánh ngọt, kẹo mứt, nước ngọt… Việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ thừa cân, tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp.
Vì vậy, hạn chế đường và đồ ngọt cũng là một lưu ý đặc biệt quan trọng trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp. Thay vào đó, bạn có thể chuyển sang các loại hạt sấy không qua tẩm ướp để vừa tránh món ngọt, vừa thu nạp được lượng chất béo thực vật lành mạnh như hạt dẻ cười, hạt điều sấy, hạnh nhân, hạt bí,…
Theo khuyến nghị, phụ nữ nên giữ lượng đường bổ sung ở mức 24 gam mỗi ngày (khoảng 6 thìa cà phê) và nam giới là 36 gam (khoảng 9 thìa cà phê).
Hạn chế rượu bia
Một thức uống không thể thiếu vào dịp lễ Tết đó chính là rượu bia. Theo khuyến nghị, một người bình thường không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày đối với nam và 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ; đồng thời, không nên uống liên tục hơn 5 ngày/tuần. Trong đó, 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng:
- 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%)
- Hoặc 1 cốc bia hơi 330 ml
- Hoặc 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%)
- Hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Việc uống quá nhiều rượu bia trực tiếp gây tăng huyết áp. Đồng thời, nó ảnh hưởng tiêu cực đến thận, gan và toàn bộ cơ thể; làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, gout, cao huyết áp và đái tháo đường.
Vì vậy, trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp vào dịp Tết nên lưu ý giới hạn mức tiêu thụ rượu bia xuống một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới. Hãy thay thế rượu bia bằng các loại nước ép trái cây, nước lọc hoặc thức uống ít calo để có thể thỏa sức với cuộc vui ngày Tết mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
Chế độ ăn uống cho người cao huyết áp nên bổ sung thêm rau củ quả tươi
Tìm hiểu thêm: 3 cách làm chả giò độc đáo ngon thòm thèm cho mẹ đảm
>>>>>Xem thêm: Vitamin D và axit béo omega-3 trong thai kỳ
Đa số các gia đình Việt Nam đều sẽ thường dùng đủ loại trái cây tươi để chưng trên bàn thờ vào ngày Tết. Các loại trái cây thường được dùng để chưng trong dịp Tết như dưa hấu, cam, quýt, nho, táo, lê, bưởi… đều rất giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Vì vậy, sau khi chưng bày và cúng kiếng xong, hãy sử dụng chúng để bổ sung vào trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp. Trước bữa tiệc, bạn có thể ăn một bữa ăn nhẹ với một vài miếng trái cây và sữa chua không đường. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu nạp thêm các loại thực phẩm có thể dẫn đến huyết áp cao trong bàn tiệc ngày Tết.
Ngoài ra, trong bữa ăn, hãy thêm vào các món ăn được chế biến chủ yếu từ rau củ quả như bắp cải, súp lơ, su hào, cà chua, khổ qua,… và ưu tiên món lẩu để cân đối lại khẩu phần ăn đã quá giàu đạm, đường, chất béo trong những bữa tiệc.
Bổ sung thêm các loại rau củ quả, trái cây tươi vào bữa ăn ngày Tết giúp thanh lọc cơ thể, điều chỉnh huyết áp ở mức cho phép, giảm mỡ máu hiệu quả.
Ngoài ra, chế độ ăn uống cho người cao huyết áp trong dịp Tết cần phải duy trì đủ 3 bữa mỗi ngày, cân bằng các nhóm thực phẩm, uống đủ nước và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh mắc phải thêm các bệnh về đường tiêu hóa.
Cuối cùng, bệnh nhân vẫn nên tuân thủ việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp và theo dõi huyết áp định kỳ trong những ngày Tết theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh việc vì ham vui mà tự ý bỏ liều hay quên liều, hoặc không kiểm tra huyết áp thường xuyên, sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp đột ngột và gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.