Tình trạng không dung nạp lactose ảnh hưởng đến 70% số người trên toàn thế giới, có thể gây ra những triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa. Vậy làm sao để bạn nhận biết mình đang trong tình trạng không dung nạp lactose?
Bạn đang đọc: 4 Triệu chứng không dung nạp lactose và cách phân biệt với dị ứng sữa
Bất dung nạp lactose là gì? Lactose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa của hầu hết các động vật có vú. Không dung nạp lactose là một tình trạng đặc trưng bởi các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy… được gây ra bởi sự kém hấp thu đường sữa. Ở cơ thể người, có một loại enzyme có tên là lactase chịu trách nhiệm phá vỡ đường sữa để tiêu hóa. Điều này đặc biệt quan trọng ở trẻ sơ sinh cần có enzyme lactase này để tiêu hóa sữa mẹ.
Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên sẽ thường sản xuất lactase ít hơn. Đến tuổi trưởng thành, có tới 70% người không còn sản xuất đủ men lactase để tiêu hóa đúng lượng đường trong sữa, dẫn đến các triệu chứng không dung nạp. Một số người cũng có thể không dung nạp lactose trong một số trường hợp sau phẫu thuật hoặc do các bệnh về đường tiêu hóa như nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Bạn hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu 4 triệu chứng phổ biến của tình trạng không dung nạp lactose để cùng tìm cách xử lý nhé!
Nội Dung
Nguyên nhân không dung nạp lactose là gì?
1. Không dung nạp lactose gây đau dạ dày
Không dung nạp lactose ở người lớn lẫn trẻ em đều có thể gây đau dạ dày. Khi cơ thể không thể phá vỡ lactose, nó sẽ đi qua ruột và đến đại tràng. Các loại carbohydrate như lactose tuy không được hấp thụ bởi các tế bào tại đại tràng, nhưng có thể được lên men và phân hủy bởi các vi khuẩn tự nhiên sống ở đó, còn được gọi là hệ vi sinh vật.
Quá trình lên men này gây ra sự giải phóng các axit béo chuỗi ngắn, cũng như các khí hydro, metan và carbon dioxide. Sự gia tăng axit và khí có thể dẫn đến đau dạ dày và chuột rút. Cơn đau này thường nằm quanh rốn và ở nửa dưới phần bụng. Cảm giác đầy hơi là do sự gia tăng của nước và khí trong đại tràng, khiến cho thành ruột bị căng ra, gây chướng bụng. Tình trạng đau dạ dày do không dung nạp lactose trong một số trường hợp
Trên thực tế, các triệu chứng đau dạ dày và đầy hơi thường phổ biến, có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như ăn quá nhiều, kém hấp thu, nhiễm trùng, do dùng thuốc và các bệnh khác. Vì thế, bạn cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn.
2. Không dung nạp đường lactose gây tiêu chảy
Tiêu chảy được định nghĩa là sự gia tăng tần suất phân, độ lỏng hoặc khối lượng. Điều này có nghĩa là lượng phân thải ra vượt quá 200 g trong khoảng thời gian 24 giờ được gọi là tiêu chảy. Tình trạng không dung nạp lactose có thể gây ra tiêu chảy bằng cách tăng thể tích nước trong đại tràng, làm tăng thể tích và hàm lượng chất lỏng của phân. Vấn đề này thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong đại tràng, hệ vi khuẩn đường ruột lên men lactose thành axit béo chuỗi ngắn và khí. Hầu hết các axit này sẽ được hấp thụ trở lại vào đại tràng, lượng axit còn lại và lactose làm tăng lượng nước mà cơ thể thải vào đại tràng.
Lưu ý rằng có nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra bệnh tiêu chảy ngoài việc không dung nạp lactose, bao gồm chế độ ăn uống, thuốc, nhiễm trùng và các bệnh về đường ruột.
3. Không dung nạp lactose gây đầy hơi
Quá trình lên men của lactose trong đại tràng làm tăng sản xuất khí hydro, metan và carbon dioxide. Ở những người không dung nạp lactose, hệ vi sinh đại tràng hoạt động nhiều hơn trong việc lên men đường sữa thành axit và khí, làm xuất hiện triệu chứng đầy hơi.
Lượng khí được tạo ra có thể khác nhau giữa mỗi người do sự khác biệt về hiệu quả của hệ vi sinh vật, cũng như tốc độ tái hấp thu khí của đại tràng. Các khí được sản xuất từ quá trình lên men lactose không có mùi. Trên thực tế, mùi của chứng đầy hơi xuất phát từ sự phân hủy protein trong ruột chứ không phải carbohydrate.
4. Không dung nạp lactose gây táo bón
Tình trạng táo bón là tình trạng đại tiện khó khăn và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Khó đi tiêu cũng được biểu hiện qua việc bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần. Đây là một dấu hiệu khác của tình trạng không dung nạp đường sữa và khá hiếm gặp.
Khi vi khuẩn trong quá trình lên men không tiêu hóa được lactose, chúng tạo ra khí metan. Khí metan sẽ làm chậm thời gian cần thiết để thức ăn di chuyển qua ruột, dẫn đến táo bón điển hình ở một số người. Cho đến nay, khả năng gây táo bón của metan chỉ được nghiên cứu ở những người mắc hội chứng ruột kích thích và sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Do đó, chứng táo bón cần được nghiên cứu nhiều hơn ở những người không dung nạp lactose.
Lưu ý rằng ngoài nguyên nhân không dung nạp lactose, các nguyên nhân gây táo bón khác bao gồm mất nước, thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, dùng một số loại thuốc, hội chứng ruột kích thích, tiểu đường, suy giáp, bệnh Parkinson.
Tìm hiểu thêm: Vitamin B2 có tác dụng gì với da? Cách dùng thế nào cho da nhanh sáng mịn?
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu của người “giận quá mất khôn”
Phân biệt không dung nạp lactose và dị ứng sữa
Nhiều người bị dị ứng sữa thường có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của không dung nạp lactose. Trên thực tế, có tới 5% số người bị dị ứng sữa bò và điều này xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em. Tình trạng dị ứng sữa và không dung nạp lactose không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, chúng thường xảy ra cùng nhau, điều này có thể khiến việc xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó khăn hơn.
Các triệu chứng dị ứng sữa bao gồm:
- Hen suyễn
- Sốc phản vệ
- Phát ban và bệnh chàm
- Nôn, tiêu chảy và đau dạ dày
Không giống như không dung nạp đường sữa, tình trạng dị ứng sữa có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm và chẩn đoán chính xác các triệu chứng, đặc biệt ở trẻ em.
Bạn có thể điều trị, ngăn ngừa tình trạng không dung nạp lactose bằng cách giảm hoặc loại bỏ sữa và các thành phần có sữa từ chế độ ăn uống của bạn. Tuy nhiên, nhiều người không dung nạp lactose vẫn có thể uống tới 240 ml sữa mà không gặp phải triệu chứng nào.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng không dung nạp lactose khác nhau ở mỗi người. Do đó, bạn nên theo dõi để sớm nhận biết và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp nhé.
Hoàng Trí Kenshin.vn