Xét nghiệm ung thư gan là một trong những điều phải thực hiện để chẩn đoán chính xác bệnh cũng như giúp bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị đúng đắn.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về các xét nghiệm ung thư gan bạn cần biết
Một số dạng ung thư gan có thể được tìm thấy bằng cách sàng lọc những người có nguy cơ cao nhưng không có triệu chứng. Mặt khác, trong hầu hết các trường hợp, ung thư sẽ biểu hiện những dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán được phần nào tình trạng.
Nội Dung
- 1 Bệnh sử và khám sức khỏe
- 2 Xét nghiệm hình ảnh
- 3 Xét nghiệm siêu âm
- 4 Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- 5 Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- 6 Chụp X-quang mạch máu
- 7 Kiểm tra trong phòng thí nghiệm
- 8 Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP)
- 9 Các xét nghiệm máu khác
- 10 Chế độ dinh dưỡng cho người đang trong quá trình xét nghiệm ung thư gan
Bệnh sử và khám sức khỏe
Thông qua bệnh sử mà bạn cung cấp, bác sĩ sẽ tìm hiểu thêm về triệu chứng và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra. Ngoài ra, họ cũng sẽ kiểm tra thể chất nhằm tìm ra các dấu hiệu ung thư gan hoặc vấn đề sức khỏe khác mà bạn có thể gặp phải. Bác sĩ thường đặc biệt chú ý đến bụng, kiểm tra da và tròng trắng mắt để xác định liệu bệnh nhân có mắc chứng vàng da hay không.
Nếu các triệu chứng hoặc kết quả kiểm tra thể chất cho thấy bạn có thể bị ung thư gan, nhiều xét nghiệm khác sẽ được thực hiện chẳng hạn như xét nghiệm hình ảnh, kiểm tra trong phòng thí hoặc sinh thiết mô gan.
Xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh sử dụng tia X, từ trường hoặc sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể bạn. Hình thức kiểm tra có thể được thực hiện vì một số lý do cả trước và sau khi chẩn đoán ung thư gan, bao gồm:
- Xác định xem điều trị có hiệu quả không
- Tìm hiểu ung thư có thể lan rộng đến đâu
- Giúp bác sĩ tìm các khu vực đáng ngờ, có thể là ung thư
- Hỗ trợ đưa kim sinh thiết vào khu vực đáng ngờ để lấy mẫu
- Tạo điều kiện để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Xét nghiệm siêu âm
Siêu âm thường là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để kiểm tra gan bằng cách sử dụng sóng âm thanh nhằm tạo ra hình ảnh trên màn hình máy tính. Xét nghiệm này có thể cho thấy các khối u phát triển trong gan, từ đó giúp bác sĩ đưa ra quyết định liệu bệnh nhân phải thực hiện thêm những hình thức kiểm tra ung thư nào khác hay không.
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Chụp CT là một hình thức xét nghiệm X-quang nhằm mục đích tạo ra hình ảnh chi tiết về cơ thể bạn. Chụp CT bụng có thể giúp tìm ra nhiều loại khối u gan cũng như cung cấp thông tin cụ thể về kích thước, hình dạng và vị trí của khối u ở gan hay các nơi khác trong bụng hoặc các mạch máu gần đó.
Quét CT cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ đưa kim sinh thiết chính xác vào khối u nghi ngờ (gọi là dùng kim nhỏ theo hướng dẫn của CT scan). Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc phải ung thư gan, CT lồng ngực sẽ được thực hiện nhằm kiểm tra xem ung thư đã lan đến phổi hay chưa.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Giống như quét CT, quét MRI cung cấp hình ảnh chi tiết của các mô mềm trong cơ thể. Nhưng quét MRI sử dụng sóng radio và nam châm mạnh thay vì tia X. Quét MRI có thể rất hữu ích trong việc xem xét các khối u gan. Đôi khi kết quả sẽ cho bạn biết đây là một khối u lành tính thay vì ác tính như bác sĩ đã dự liệu. Phương pháp xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để nhìn vào các mạch máu trong và xung quanh gan để xem liệu có bất kỳ tình trạng tắc nghẽn nào cũng như giúp xác định nếu ung thư gan đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Chụp X-quang mạch máu
Chụp động mạch là hình thức xét nghiệm ung thư gan thông qua hình ảnh với mục đích hỗ trợ bác sĩ có cái nhìn rõ ràng hơn về mạch máu của bệnh nhân. Thuốc cản quang hoặc thuốc nhuộm sẽ được tiêm vào động mạch để phác thảo các mạch máu khi chụp X-quang.
Các bác sĩ thường lo ngại rằng việc đâm kim hoặc xâm lấn khối u mà không loại bỏ nó hoàn toàn có thể khiến các tế bào ung thư lây lan dọc theo đường kim. Đây là một mối quan tâm lớn nếu bệnh nhân lựa chọn hình thức phẫu thuật hoặc ghép gan nhằm chữa ung thư bởi bất kỳ sự lây lan nào cũng có thể khiến người bệnh không đủ điều kiện để thực hiện các hình thức điều trị trên.
Đó là lý do vì sao một số chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân chỉ nên thực hiện sinh thiết tại cơ sở y tế mà quá trình ghép tạng sẽ được tiến hành.
Nếu cần đến sinh thiết, bác sĩ sẽ thực hiện theo một số cách khác nhau, bao gồm:
- Sinh thiết kim: Một chiếc kim rỗng được đưa xuyên qua da ở vùng bụng và tiến vào gan. Loại sinh thiết này thường được thực hiện với sự trợ giúp của siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính nhằm hỗ trợ kim thâm nhập chính xác hơn
- Sinh thiết nội soi: Hình thức lấy mẫu sinh thiết cũng có thể được thực hiện trong khi mổ nội soi. Điều này cho phép bác sĩ nhìn thấy bề mặt của gan và lấy mẫu của các khu vực có biểu hiện bất thường
- Sinh thiết giải phẫu: Phương pháp giải phẫu cắt bỏ một phần hoặc giải phẫu toàn phần (loại bỏ toàn bộ khối u và một số mô gan bình thường xung quanh) có thể được thực hiện bằng hình thức phẫu thuật.
Kiểm tra trong phòng thí nghiệm
Tìm hiểu thêm: Dính thắng lưỡi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý
>>>>>Xem thêm: Suy thận
Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện kiểm tra tầm soát ung thư gan trong phòng thí nghiệm do vài nguyên nhân sau:
- Nhằm chẩn đoán ung thư gan
- Chẩn đoán nguyên nhân gây ung thư gan
- Xem xét mức độ hiệu quả của những biện pháp chữa trị
- Tìm kiếm dấu hiệu trở lại của ung thư sau khi đã tiến hành các phương pháp điều trị
- Tìm hiểu khả năng hoạt động của gan, từ đó đưa ra quyết định nên thực hiện biện pháp chữa trị nào
- Tìm hiểu khả năng hoạt động của những cơ quan nội tạng khác và sức khỏe tổng thể. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả các biện pháp điều trị.
Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP)
AFP là một loại protein có thể được tìm thấy ở người lớn mắc bệnh gan, ung thư gan, phụ nữ mang thai hoặc các bệnh ung thư khác với mức độ khá cao.
Nếu kết quả kiểm tra nồng độ AFP đối với bệnh nhân có khối u gan nằm ở mức rất cao, đây có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang mắc phải ung thư gan. Thực tế, ung thư gan không phải là lý do duy nhất khiến mức AFP cao hơn bình thường. Nhiều bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn đầu có mức AFP bình thường, do đó nồng độ AFP cao chưa hẳn trở thành biện pháp quá hữu ích nhằm xác định xem khối u ở gan có nguy cơ trở thành ung thư hay không.
Tuy nhiên, hình thức xét nghiệm ung thư gan này đôi khi hữu ích ở những người đã được chẩn đoán mắc ung thư gan. Trong quá trình chữa bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ AFP nhằm nắm được thông tin về mức độ hiệu quả của các biện pháp điều trị, chỉ số AFP sẽ giảm nếu liệu trình chữa bệnh thành công.
Các xét nghiệm máu khác
Bên cạnh những xét nghiệm ung thư gan đã được liệt kê, đôi lúc bạn sẽ cần phải thực hiện thêm một vài bài kiểm tra sức khỏe khác, bao gồm:
- Xét nghiệm viêm gan: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra xem liệu bạn có đang bị viêm gan B và viêm gan C hay không.
- Kiểm tra chức năng gan: Vì ung thư gan thường phát triển trên nền mô gan đã bị tổn thương do viêm gan hoặc xơ gan nên các bác sĩ cần biết tình trạng gan của bạn trước khi bắt đầu điều trị. Nếu gan không bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư, bạn có thể không cần chữa trị bằng phẫu thuật bởi biện pháp này đôi lúc sẽ liên quan đến việc cắt bỏ một phần lớn gan của bạn.
- Xét nghiệm đông máu: Gan cũng tạo ra các protein khiến máu đông lại khi bạn bị thương. Nếu gan không sản xuất đủ các yếu tố đông máu, nguy cơ xuất huyết kéo dài sẽ gia tăng. Do đó, bác sĩ có thể muốn bạn thực hiện xét nghiệm đông máu để chẩn đoán các nguy cơ có thể gặp.
- Xét nghiệm chức năng thận: Các xét nghiệm về nitơ urê trong máu (BUN) và mức độ creatinine thường được thực hiện để đánh giá mức độ hoạt động của thận.
Chế độ dinh dưỡng cho người đang trong quá trình xét nghiệm ung thư gan
Nếu nghi ngờ bản thân đang gặp các vấn đề về gan hoặc đang trong quá trình tiến hành xét nghiệm, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc này không chỉ giúp các triệu chứng bệnh được cải thiện mà còn hỗ trợ quá trình chẩn đoán, sàng lọc.
Các món ăn được khuyến khích bao gồm: Trứng, thịt lườn, đậu nành, sản phẩm sữa ít béo, sữa chua và phô mai… Mặt khác, bạn có thể cân nhắc sử dụng nghệ, loại gia vị có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe trên nhiều phương diện, từ làm đẹp, giảm cơn đau dạ dày cho đến phòng ngừa các bệnh mạn tính có nguy cơ phát triển thành ung thư gan bao gồm viêm gan, xơ gan, viêm khớp…