Rung tâm thất

Rung tâm thất

Rung tâm thất

Tìm hiểu chung

Rung tâm thất là gì?

Rung thất, còn gọi là rung tâm thất, là tình trạng nhịp tim đập bất thường. Đây là tình trạng sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người có thể nhầm lẫn giữa rung tâm thất với rung tâm nhĩ. Mặc dù đây đều là những trường hợp khiến nhịp tim bị rối loạn, nhưng chúng sẽ ảnh hưởng đến những phần khác nhau của tim.

Bạn đang đọc: Rung tâm thất

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng rung thất là gì?

Dấu hiệu phổ biến nhất của rung tâm thất là mất ý thức.

Một tình trạng sức khỏe trong đó tâm thất đập quá nhanh có thể dẫn đến rung thất. Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của tình trạng này bao gồm:

  • Đau ngực
  • Nhịp tim nhanh
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Thở nông

Các dấu hiệu này có thể xảy ra trong khoảng 1 giờ trước khi người bệnh ngất xỉu hoặc mất ý thức.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc ai đó có các dấu hiệu ở trên, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây rung thất?

Tìm hiểu thêm: Vàng da bệnh lý ở bà bầu nguy hiểm thế nào nếu không điều trị?

Rung tâm thất

>>>>>Xem thêm: Long diên hương là gì? Hương liệu quý có trị giá hàng trăm nghìn Đô

Nguồn: Medicalnewstoday

Khi tim đập, các xung điện kích hoạt các cơn co thắt sẽ theo một lộ trình cụ thể đến tim. Khi các cơ trong 4 ngăn tim co bóp, sẽ tạo ra nhịp tim. Trong mỗi nhịp tim, sẽ có 1 ngăn tim đóng và đẩy máu đi. Đồng thời, tâm nhĩ sẽ co lại và đẩy máu đầy tâm thất.

Tình trạng co thắt xảy ra khi nút xoang, một nhóm nhỏ các tế bào ở tâm nhĩ phải, phát ra xung điện làm tâm nhĩ trái và phải co lại.

Xung điện tiếp tục đến phần trung tâm của tim và nút nhĩ thất – nút nằm trên đường nối từ tâm nhĩ tới tâm thất. Các xung điện sẽ tiếp tục đi đến tâm thất và khiến chúng co bóp. Kết quả, máu sẽ được đẩy ra khỏi tim và đi khắp cơ thể.

Nếu có bất thường nào xảy ra trên đường truyền này, tình trạng rối loạn nhịp tim sẽ xảy ra.

Một số trường hợp, người bệnh sẽ phát triển rung thất từ tình trạng nhịp nhanh trên thất.

Hầu hết trường hợp nhịp nhanh thất xảy ra ở những người có các vấn đề về tim, chẳng hạn như sẹo tim hoặc tổn thương do đau tim.

Đôi khi, nhịp nhanh thất có thể xảy ra dưới 30 giây và không gây bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, đây có thể lá dấu hiệu của các vấn đề về tim nghiêm trọng hơn.

Nếu nhịp nhanh thất trên 30 giây, nó thường sẽ dẫn đến đánh trống ngực, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Nguy cơ

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị rung thất?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rung thất gồm:

  • Từng bị rung thất
  • Từng bị đau tim
  • Dị tật tim bẩm sinh
  • Bệnh về cơ tim
  • Các chấn thương do tổn thương cơ tim
  • Sử dụng các chất gây nghiện
  • Những bất thường về điện giải, như kali hoặc magie

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán rung thất?

Rung tâm thất luôn được chẩn đoán trong tình huống khẩn cấp. Bác sĩ sẽ biết nếu bạn bị rung thất dựa trên kết quả từ:

  • Theo dõi tim. Một máy theo dõi tim sẽ đọc các xung điện và cho biết tim có đang đập thất thường hay không.
  • Kiểm tra mạch. Trong rung tâm thất, người bệnh sẽ không có mạch đập

Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây rung tâm thất:

  • Điện tâm đồ (ECG). Thử nghiệm này ghi lại hoạt động xung điện của tim thông qua các điện cực gắn trên da của người bệnh. Các xung điện được ghi lại dưới dạng sóng hiển thị trên màn hình hoặc in trên giấy. Vì cơ tim bị tổn thương không dẫn truyền xung điện bình thường, ECG có thể cho bác sĩ thấy cơn đau tim đã hoặc đang diễn ra.
  • Xét nghiệm máu. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người bệnh để kiểm tra sự hiện diện của một số enzyme tim rò rỉ vào máu nếu tim bị tổn thương do đau tim.
  • X-quang ngực. Hình ảnh X-quang của ngực cho phép bác sĩ kiểm tra kích thước và hình dạng của tim và các mạch máu.
  • Siêu âm tim. Thử nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của trái tim và giúp bác sĩ xác định cơ quan này có bị tổn thương hay không.
  • Đặt ống thông tim (chụp động mạch). Để xác định xem các động mạch vành có bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn hay không, bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang qua ống thông vào động mạch, thường là ở chân, đến các động mạch trong tim. Thuốc cản quang giúp cho bác sĩ có thể nhìn rõ các bất thường động mạch trên X-quang, chẳng hạn như khu vực tắc nghẽn.
  • Chụp cắt lớp vi tính tim (CT) và MRI

Những phương pháp nào giúp điều trị rung thất?

Các phương pháp điều trị khẩn cấp cho rung tâm thất tập trung vào việc khôi phục lưu lượng máu qua cơ thể càng nhanh càng tốt để ngăn ngừa tổn thương não và các cơ quan khác. Sau khi lưu lượng máu qua tim được phục hồi, nếu cần, bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp chữa trị khác để ngăn ngừa các cơn rung tâm thất trong tương lai.

Điều trị khẩn cấp

Hồi sức tim phổi (CPR). Phương pháp điều trị này có thể giúp duy trì lưu lượng máu qua cơ thể bằng cách mô phỏng chuyển động bơm mà tim bạn thực hiện.

Trong trường hợp khẩn cấp, trước tiên bạn hãy gọi cấp cứu, sau đó bắt đầu hô hấp nhân tạo bằng cách ấn mạnh và nhanh vào ngực của người bệnh – khoảng 100-120 lần mỗi phút. Giữa các lần ấn, bạn cần để ngực trở lại bình thường trước khi tiếp tục ấn.

Khử rung tim. Việc tạo một cú sốc điện qua thành ngực đến tim trong giây lát sẽ ngăn chặn tim đập loạn nhịp. Điều này thường giúp tim đập bình thường trở lại.

Phương pháp điều trị để ngăn chặn các tình trạng rung tâm thất trong tương lai

Nếu bác sĩ phát hiện ra rung tâm thất là do sự thay đổi cấu trúc tim, chẳng hạn như mô bị sẹo bởi đau tim, họ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc hoặc thực hiện một số thủ thuật y tế để giảm nguy cơ rung tâm thất và ngừng tim trong tương lai. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc. Các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống loạn nhịp khác nhau để điều trị khẩn cấp hoặc điều trị lâu dài chứng rung tâm thất. Nhuốm thuốc thường được sử dụng ở những người có nguy cơ bị rung tâm thất hoặc ngừng tim đột ngột chính là thuốc chẹn beta.
  • Cấy ghép ICD – máy khử rung tim. Sau khi tình trạng của bạn ổn định, bác sĩ có thể khuyên nên cấy ghép ICD. Máy khử rung tim là thiết bị bằng pin, được cấy gần xương đòn trái. Một hoặc nhiều dây dẫn cách điện linh hoạt từ ICD sẽ chạy qua tĩnh mạch và đến tim. Các ICD liên tục theo dõi nhịp tim. Nếu phát hiện một nhịp đập quá chậm, nó sẽ gửi tín hiệu xung điện để điều hòa nhịp tim. Nếu xuất hiện nhịp nhanh thất hoặc rung tâm thất, nó sẽ tạo ra các cú sốc năng lượng thấp hoặc cao để giúp tim trở lại đập bình thường. Theo các chuyên gia, ICD sẽ có hiệu quả hơn các loại thuốc để ngăn ngừa chứng loạn nhịp tim do ngừng tim.
  • Chụp mạch vành và đặt stent. Thủ thuật này thường giúp điều trị bệnh động mạch vành nặng bằng cách mở rộng các động mạch vành bị chặn, cho phép máu chảy tự do hơn đến tim. Nếu bạn bị rung tâm thất là do đau tim, thủ thuật này có thể làm giảm nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai. Chụp mạch vành có thể được thực hiện cùng lúc với đặt ống thông tim để xác định vị trí các động mạch bị hẹp.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Một thủ thuật khác để cải thiện lưu lượng máu là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Phẫu thuật bắc cầu bao gồm khâu tĩnh mạch hoặc động mạch tại một vị trí ở xa động mạch vành bị chặn hoặc thu hẹp (bỏ qua phần hẹp) để khôi phục lưu lượng máu đến tim và giảm nguy cơ rung tâm thất.

Rung tâm thất có nguy hiểm không?

Rung tâm thất là nguyên nhân thường gặp nhất gây đột tử do tim. Nhịp tim nhanh và thất thường của tình trạng sẽ khiến tim đột ngột ngừng bơm máu vào cơ thể. Cơ thể thiếu máu càng lâu, nguy cơ tổn thương não và các cơ quan khác càng lớn. Tình trạng tử vong có thể xảy ra trong vòng vài phút.

Tình trạng này phải được điều trị ngay lập tức bằng khử rung tim, gây sốc điện cho tim và phục hồi nhịp tim bình thường. Tỷ lệ biến chứng lâu dài và tử vong liên quan trực tiếp đến tốc độ khử rung tim.

Kiểm soát

Những biện pháp nào giúp kiểm soát tình trạng rung thất?

Thay đổi lối sống sẽ giúp cho tim luôn khỏe mạnh, bằng cách:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh. Thực phẩm tốt cho tim bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc, cũng như các nguồn protein nạc như đậu nành, đậu, các loại hạt, cá, thịt gia cầm không da và các sản phẩm từ sữa ít béo. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh thêm muối (natri), đường bổ sung và chất béo ở thể rắn.
  • Tập thể dục thường xuyên. Bạn nên dành 150 phút mỗi tuần để tập luyện vừa phải và 75 phút mỗi tuần với các bài tập nặng.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Giữ huyết áp và mức cholesterol trong mức quy định. Bạn nên uống thuốc theo quy định để điều chỉnh huyết áp cao (tăng huyết áp) hoặc cholesterol cao và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
  • Hạn chế uống rượu. Uống nhiều rượu có thể làm tổn thương tim.
  • Dùng thuốc theo quy định và tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Việc sống chung với tình trạng rung thất có thể gây ra một loạt các cảm giác khó khăn, bao gồm sợ hãi, tức giận, cảm giác tội lỗi và trầm cảm. Do đó, chăm sóc tốt sức khỏe tinh thần sẽ giúp bạn phòng ngừa các tình trạng loạn nhịp tim liên quan đến căng thẳng và tức giận.

Một số biện pháp có thể giúp giảm căng thẳng, chẳng hạn như:

  • Yoga
  • Thiền

Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ tình trạng sức khỏe của mình đối cho người thân để không cảm thấy căng thẳng và nhận được sự hỗ trợ từ họ.

Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *