Mụn rộp sinh dục là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể mắc phải nếu quan hệ tình dục không an toàn. Điều đáng lưu ý là phái nữ thường có nguy cơ bị mụn rộp sinh dục nữ cao hơn nam giới. Một khi mắc bệnh, bạn chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Bạn đang đọc: Triệu chứng mụn rộp sinh dục nữ – Bệnh có chữa dứt điểm được không?
Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên chú ý đến an toàn tình dục để tránh nhiễm bệnh. Đồng thời, chị em phụ nữ cũng cần trang bị những thông tin quan trọng về mụn rộp sinh dục để hiểu hơn về bệnh và cách xử lý khi nhiễm bệnh.
Nội Dung
Tổng quan về mụn rộp sinh dục: Bệnh lây lan như thế nào?
Mụn rộp sinh dục là một căn bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Loại virus này xâm nhập cơ thể bằng những con đường như niêm mạc miệng, môi âm hộ, âm đạo hoặc vết thương hở trên da. Trong đó, có 2 loại virus HSV gây ra mụn rộp sinh dục bao gồm:
- HSV-1: Loại virus này thường gây ra mụn nước hoặc mụn rộp xung quanh miệng của bệnh nhân. HSV-1 thường lây lan khi bạn tiếp xúc da kề da với người bệnh hoặc khi quan hệ bằng miệng. Các đợt bùng phát bệnh do HSV-1 gây ra thường ít hơn so với khi nhiễm HSV-2.
- HSV-2: Đây là loại virus phổ biến gây ra mụn rộp sinh dục. HSV-2 lây lan khi bạn quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc da kề da với người bệnh.
Phụ nữ hoặc những người có hệ miễn dịch kém chẳng hạn như người mắc bệnh ung thư, người bệnh HIV/AIDS… là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm herpes. Ngoài ra, dù cho bạn không có triệu chứng sau khi nhiễm bệnh thì vẫn có nguy cơ lây truyền cho người khác theo những con đường kể trên.
Dấu hiệu mụn rộp sinh dục nữ
Một khi bạn nhiễm bệnh, virus herpes sẽ ở trong tế bào thần kinh của bạn suốt đời. Khi virus không hoạt động bạn sẽ không phát hiện bất kỳ triệu chứng nào. Khi virus hoạt động, một đợt bùng phát mụn rộp sẽ xảy ra. Tuy nhiên, một số nữ bệnh nhân sẽ không có bất kỳ đợt bùng phát nào, một số người sẽ có một đợt bùng phát hoặc bùng phát bệnh nhiều lần.
Đợt bùng phát mụn rộp đầu tiên
Đợt bùng phát bệnh đầu tiên thường xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi bạn nhiễm virus từ người bệnh. Các dấu hiệu đầu tiên có thể bao gồm:
- Cảm giác ngứa, ngứa ran, bỏng rát ở âm đạo hoặc hậu môn.
- Một số triệu chứng giống như cúm, bao gồm cả ớn lạnh, sốt, đau đầu, nhức mỏi cơ thể.
- Viêm tuyến.
- Đau ở chân, mông hoặc vùng kín.
- Thay đổi dịch tiết âm đạo.
- Cảm thấy đau và gặp khó khăn khi đi tiểu.
- Cảm giác áp lực ở vùng bụng phía dưới dạ dày.
Sau một vài ngày kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân sẽ nhận thấy các mụn nước, vết loét đau đớn phát triển tại nơi virus xâm nhập vào cơ thể, bao gồm:
- Vùng âm đạo hoặc hậu môn.
- Bên trong âm đạo, cổ tử cung.
- Mụn rộp sinh dục nữ ở miệng.
- Đường tiết niệu.
- Vùng mông hoặc đùi.
- Bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể nếu nơi đó bị virus xâm nhập.
Lưu ý: Đôi khi đợt bùng phát mụn rộp sinh dục nữ đầu tiên sẽ không xảy ra cho đến vài tháng hoặc vài năm kể từ khi bạn nhiễm bệnh.
Các đợt bùng phát khác
Sau đợt phát bệnh đầu tiên, bạn có thể có những đợt bùng phát tiếp theo. Tuy nhiên, hầu hết những đợt bùng phát này đều xảy ra ít dần theo thời gian. Đồng thời, các dấu hiệu của nhiễm trùng mụn rộp sinh dục nữ thường nhẹ hơn so với lần bùng phát đầu tiên và cũng biến mất nhanh hơn. Ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch kém thì các đợt phát bệnh thường sẽ nghiêm trọng và kéo dài.
Mụn rộp sinh dục được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Ghost trong tình yêu là gì? Liệu bạn có đang bị ghost?
>>>>>Xem thêm: Rối loạn cương dương nên ăn gì và kiêng gì?
Đôi khi bạn không xác định được mình có bị mụn rộp sinh dục hay không hoặc bạn dễ nhầm lẫn mụn rộp sinh dục với các bệnh da liễu khác. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên đi xét nghiệm tầm soát bệnh ngay khi ngờ nhiễm virus. Để chẩn đoán, bác sĩ thường khám sức khỏe tổng thể cho bạn. Đồng thời, bạn sẽ được bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm từ vết phồng rộp, vết loét hoặc máu để làm xét nghiệm kiểm tra sự tồn tại của virus HSV.
Mụn rộp sinh dục nữ có chữa được không? Đây là căn bệnh có thể kiểm soát được nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong đó, thuốc kháng virus là phương pháp điều trị nhiễm trùng mụn rộp sinh dục phổ biến nhất. Liệu pháp này có thể ngăn virus nhân lên trong cơ thể và giúp các đợt bùng phát diễn ra ngắn hơn, ít nghiêm trọng hơn và với tần suất ít hơn. Các loại thuốc kháng virus thường được dùng để điều trị mụn rộp sinh dục bao gồm:
- Valacyclovir (Valtrex)
- Famciclovir (Famvir)
- Acyclovir (Zovirax).
Song song đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil) để làm giảm bất kỳ cơn đau hoặc sự khó chịu nào trước và trong khi mụn rộp sinh dục bùng phát. Bên cạnh đó, khi các triệu chứng của bệnh diễn ra, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Luôn giữ những vùng da có mụn rộp sạch sẽ và khô ráo.
- Tránh chạm vào vết loét hoặc vết phồng rộp.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vùng cơ thể có vết loét.
- Tránh tiếp xúc da kề da với người khác cho đến khi vết loét lành hẳn.
Mắc bệnh mụn rộp sinh dục nữ khi mang thai, bạn nên làm thế nào?
Phụ nữ mang thai bị mụn rộp sinh dục có thể lây truyền virus sang cho em bé trước khi sinh hoặc trong lúc sinh. Hơn nữa, đã có nghiên cứu cho thấy căn bệnh truyền nhiễm này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, khiến bạn sinh non hoặc gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên chú ý đến an toàn tình dục để tránh nhiễm mụn rộp trong thai kỳ. Ngược lại, nếu bạn được chẩn đoán mụn rộp sinh dục nữ khi mang thai thì lúc này cần làm theo hướng dẫn điều trị và chăm sóc sức khỏe từ bác sĩ. Thông thường, chị em có thể dùng thuốc chống mụn rộp cho đến cuối thai kỳ. Thuốc này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh tại thời điểm sinh. Tuy nhiên, nếu bùng phát mụn rộp trong khi sắp chuyển dạ sinh con thì bác sĩ có thể chỉ định bạn sinh mổ.