Đa u tủy xương chỉ chiếm 10% trong số những trường hợp ung thư máu, nhưng lại gây ám ảnh cho nhiều người mắc phải bởi triệu chứng dai dẳng, tiến triển nhanh chóng. Thật may là gần đây thời gian sống của bệnh nhân đã cải thiện đáng kể nhờ các biện pháp điều trị mới. Vậy thì nếu tuân thủ đầy đủ chỉ định, bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu? Liệu có thể kéo dài được tuổi thọ cho bệnh nhân không?
Bạn đang đọc: Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu? Cách điều trị kéo dài tuổi thọ?
Cùng Hello Bác sĩ giải đáp thắc mắc của bạn và tìm ra cách sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn với căn bệnh này nhé!
Nội Dung
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu?
Theo dữ liệu thống kê của Viện Ung thư Quốc Gia Hoa Kỳ, thời gian sống trung bình của các bệnh nhân đa u tủy xương là 5.5 năm. Dù vậy, trên 50% họ vượt qua được con số này và sống lâu hơn.
Đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh khi được chẩn đoán, mức độ di căn, khả năng đáp ứng với điều trị, nồng độ các chất trong máu, chức năng thận, tuổi tác và cả sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Cụ thể là:
- Giai đoạn bệnh: Tỷ lệ sống sót trong 5 năm của từng mức độ bệnh là khác nhau. Bệnh nhân sẽ có 75% khả năng sống thêm 5 năm nếu chỉ có một khối u (bướu tương bào đơn độc). Tỷ lệ này giảm xuống còn 53% nếu có nhiều khối u rải rác.
- U tủy ít triệu chứng: Khả năng sống tốt hơn những người khởi phát bệnh với triệu chứng rầm rộ và tiến triển nhanh chóng.
- Tuổi: Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh khi ở độ tuổi dưới 49 có tỷ lệ sống cao hơn những người lớn tuổi
- Bất thường gen: Tuổi thọ của một số bệnh nhân mang gen có nguy cơ cao chỉ bằng một nửa những người khác, thậm chí là dưới 2 năm.
- Đáp ứng với điều trị tốt: Nếu đáp ứng với điều trị tốt, thời gian sống của bạn sẽ dài hơn. Sau khi chuyển sang thời kỳ dùng thuốc duy trì, bệnh nhân thường có cuộc sống như người bình thường.
- Gánh nặng khối u thấp (không bị thiếu máu nặng, tăng canxi máu, suy thận hoặc tổn thương nhiều xương): Bệnh nhân có gánh nặng khối u thấp, thận chưa tổn thương, có ít tế bào huyết tương trong tủy; đáp ứng tốt ngay đợt điều trị đầu tiên có khả năng sống lâu hơn các trường hợp còn lại.
Theo kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa u tủy thì khi điều trị tốt, “bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu” sẽ không phải 5.5 năm nữa, mà có thể lâu hơn rất nhiều. Thậm chí Tiến sĩ Hillengass – Trưởng khoa U tủy tại Tổng trung tâm Ung thư Roswell Park cho biết, ông đã chứng kiến những bệnh nhân đa u tủy xương sống được hơn 20 năm.
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc nhiều vào điều trị
Những yếu tố thuộc về di truyền hay cơ địa vốn không thể thay đổi được. Vì vậy, muốn sống lâu dài, bệnh nhân nên tập trung điều trị theo đúng phác đồ của bệnh viện, tái khám đúng lịch nhằm kiểm tra đáp ứng và điều chỉnh nếu cần thiết.
Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh đa u tủy xương đang được sử dụng phổ biến, cho kết quả khả quan là:
Với những bệnh nhân giai đoạn sớm, chưa có triệu chứng
Bệnh đa u tủy ở giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng, được gọi là đa u tủy tiềm tàng. Lúc này, các bác sĩ có thể chưa điều trị ngay mà sẽ theo dõi chặt chẽ thông qua những lần tái khám. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu loãng xương, có thể truyền bisphosphonat định kỳ để đảo ngược quá trình này.
Bên cạnh đó, tùy tình hình mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị sớm nhằm ngăn khối u khu trú tiến triển bằng liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch (được đề cập ở dưới). Nếu các triệu chứng xuất hiện, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị tích cực.
Với bệnh nhân có triệu chứng
Mục tiêu lúc này gồm có kiểm soát khối u, giảm triệu chứng với những phương pháp sau đây:
Hóa trị
Sử dụng các loại hóa chất truyền vào cơ thể nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Gồm các thuốc như cyclophosphamide, doxorubicin, melphalan, etoposide, cisplatin, carmustine và bentamustine.
Có thể kết hợp hóa trị với những biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Chẳng hạn như melphalan kết hợp với steroid prednisone và liệu pháp nhắm mục tiêu bortezomib để điều trị khởi đầu cho đa u tủy, giúp bệnh nhân ung thư sống được lâu hơn so với chỉ kết hợp melphalan và prednisone.
Liệu pháp nhắm mục tiêu
Nếu đáp ứng tốt, bệnh nhân có thể bớt lo lắng phần nào về chuyện “bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu”. Vì liệu pháp này đã được chứng minh giúp tăng thời gian sống cho bệnh nhân khi sử dụng để điều trị duy trì.
Tìm hiểu thêm: 7 triệu chứng gai cột sống lưng thường gặp
>>>>>Xem thêm: Rượu và thuốc lá ảnh hưởng đến gan như thế nào?
Thuốc nhắm mục tiêu nhằm vào các gen, protein hoặc môi trường cụ thể có vai trò trong sự tiến triển khối u. Trước khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ cần xét nghiệm xem bệnh nhân có các yếu tố mà thuốc tác động được hay không. Gồm có
- Thuốc ức chế proteasome nhắm mục tiêu đến các enzyme proteasome tiêu hóa protein trong tế bào. Bởi vì các tế bào u tủy sản xuất rất nhiều protein nên đặc biệt dễ bị tổn thương bởi loại thuốc này. Thuốc dùng cho bệnh nhân mới chẩn đoán hoặc u tái phát
- Thuốc ức chế histone deacetylase cũng điều trị đa u tủy tái phát.
- Kháng thể đơn dòng sẽ liên kết với các tế bào u tủy và đánh dấu chúng để hệ miễn dịch có thể nhận diện và loại bỏ. Thuốc thích hợp với người lớn từng điều trị 1 – 3 lần nhưng không hiệu quả
- Kháng nguyên trưởng thành tế bào chữa đa u tủy tái phát hoặc khó chữa ở người lớn, từng điều trị ít nhất 4 lần trước đó.
Thuốc điều hòa miễn dịch
Thuốc giúp kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời ngăn không để mạch máu mới hình thành và nuôi khối u. Trong đó, thalidomide và lenalidomide dùng cho người mới chẩn đoán còn lenalidomide và pomalidomide có tác dụng trong điều trị u tái phát. Nếu được điều trị hiệu quả, bạn sẽ không còn nỗi lo “bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu” nữa, bởi tuổi thọ có thể được kéo dài thêm rất nhiều.
Steroid
Phổ biến là prednisone và dexamethasone, dùng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc nhắm mục tiêu hay hóa trị, giúp tạm thời giảm gánh nặng của tế bào huyết tương.
Thuốc điều chỉnh xương
Thuốc giúp xương chắc khỏe, giảm đau xương và nguy cơ gãy xương. Thuốc nhóm này gồm bisphosphonates được đề cập ở trên và denosumab. Các thuốc này được ghi nhận tốt cho những bệnh nhân u tủy có bệnh thận nghiêm trọng. Điều trị kéo dài 2 năm, nếu thấy hiệu quả thì ngừng dùng thuốc và có thể sử dụng lại nếu cần thiết.
Ghép tủy/ cấy ghép tế bào gốc
Phương pháp này thường được thực hiện sau khi hóa trị liều cao. Đây là thủ thuật thay thế tế bào ung thư trong tủy xương bằng các tế bào gốc tạo máu. Chúng sẽ trưởng thành thành hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu khỏe mạnh. Tế bào gốc tồn tại trong cả tủy và máu với mục tiêu thay thế toàn bộ tế bào ung thư bằng tế bào khỏe và có khả năng miễn dịch tốt hơn. Nguồn tế bào gốc có thể là hiến tặng hoặc của chính bệnh nhân.
Xạ trị
Tia X năng lượng cao được chiếu bên ngoài cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thích hợp với bệnh nhân đau xương, nhằm giảm đau (trừ trường hợp đau do xương bị tổn thương) hoặc bệnh nhân từng hóa trị nhưng không hiệu quả.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường ít được sử dụng trong điều trị đa u tủy. Ở giai đoạn muộn, phẫu thuật giúp giảm phần nào triệu chứng bệnh.
Bạn cần nhớ rằng, bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc nhiều vào chính bạn, có điều trị tốt hay không, tinh thần có lạc quan hay không. Đôi khi tâm lý bất lực, tuyệt vọng và đau lòng sẽ khiến bệnh nhanh trở nặng. Vì vậy, hãy luôn duy trì lối suy nghĩ lạc quan, sống chung với bệnh để sống khỏe khoắn và dài lâu hơn nhé!