Việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé 1 tuổi luôn là một thách thức lớn đối với nhiều bậc phụ huynh. Giai đoạn này, bé cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không ít phụ huynh phải đối mặt với tình trạng bé 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì, gây lo lắng và bối rối. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp, đưa ra những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ để giúp bạn tìm ra giải pháp hiệu quả, đảm bảo bé yêu của bạn luôn được chăm sóc tốt nhất.
Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Bé 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì phải làm sao?
Nội Dung
Bạn đọc hỏi
Chào bác sĩ,
Con em là bé trai mới được 1 tuổi, nặng 11,3kg và đang tập đi. Hơn 1 tuần trở lại đây, bé bỗng không chịu ăn thức ăn dặm nữa mà chỉ uống sữa hay ăn vặt (sữa chua, trái cây, bánh kẹo). Cả gia đình em cố sức dỗ bé ăn thì con lại càng tỏ ra không hợp tác, đưa thức ăn tới bé quay mặt đi, có lúc còn khóc hay gào thét.
Bác sĩ cho em hỏi là bé 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì phải làm sao? Con em có đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào không? Em phải làm gì để bé ăn ngoan, vui vẻ trở lại như trước ạ?
Huệ Dung – “Bà mẹ đau đầu vì con không ăn” (Cần Đước, Long An)
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn Huệ Dung,
Với câu hỏi bé 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì phải làm sao, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm hiện đang công tác tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương, từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 giải đáp như sau:
Trước khi trả lời câu hỏi của bạn Huệ Dung về vấn đề trẻ 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì phải làm sao? Mình xin nói qua về chuẩn cân nặng của con bạn và nêu các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để bạn có thể xác định nguyên nhân biếng ăn của bé cưng nhà mình là do đâu để khắc phục.
Đối với sức khỏe hiện của bé cưng nhà bạn, con nặng 11,3 kg và đây là cân nặng trong giới hạn phát triển bình thường. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về điều này. Thực tế, sự lựa chọn thức ăn của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của cha mẹ, gia đình. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chẳng hạn như:
- Trẻ năng động: Giai đoạn 1 tuổi, trẻ thường ham chơi, thích khám phá và nói chuyện hơn là ăn uống.
- Nhận thức sai: Cha mẹ quá lo lắng về lựa chọn phương pháp nuôi ăn khi nghĩ trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Trẻ nhỏ thường thích ăn ngọt sau 1 tuổi nên thường hay từ chối những thức ăn mới. Mỗi loại thức ăn mới cần giới thiệu trong bữa ăn của trẻ ít nhất 10-15 lần trước khi kết luận là trẻ không ăn. Hành động dùng thức ăn làm phần thưởng sẽ tạo thói quen ăn uống không lành mạnh. Việc cho trẻ xem ti vi hay điện thoại khi ăn cũng là điều không tốt vì có thể khiến trẻ xao nhãng.
- Phương pháp nuôi ăn chưa đúng: Chẳng hạn như kiểm soát quyền ăn uống của trẻ (dùng hình phạt hay phần thưởng để ép trẻ ăn, phớt lờ những dấu hiệu đáp ứng của trẻ) hay nuông chiều (cho ăn bất cứ khi nào hay bất cứ thứ gì trẻ muốn).
- Vấn đề liên quan đến một số bệnh lý: Một số trẻ háo hức ăn lúc đầu và từ chối ăn sau đó, nhưng ăn bình thường khi buồn ngủ. Có thể cho trẻ ăn khi buồn ngủ, chuyển sang thức ăn đặc hoặc dùng cốc sẽ hiệu quả. Cần tìm nguyên nhân gây sợ ăn hoặc bệnh lý làm trẻ sợ đau khi ăn (như bệnh lý ở đường tiêu hóa: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…).
Tìm hiểu thêm: Bà bầu có được ăn sốt mayonnaise? Mẹ hãy lưu ý về cách ăn loại sốt này
>>>>>Xem thêm: 5 bí quyết ăn đường lành mạnh không lo tăng cân!
Trẻ 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì có sao không, có nguy hiểm không? Bác sĩ xin trả lời là: Hậu quả của việc biếng ăn về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tâm thần của trẻ. Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì đều là yếu tố nguy cơ dễ mắc các bệnh lý cấp và mạn tính như tiêu chảy kéo dài, còi xương, suy tim…
Đối với trường hợp của bé nhà bạn, bác sĩ nhận thấy vấn đề là bé chỉ thích ăn vặt, uống sữa và cha mẹ đã đáp ứng điều đó dù biết không hợp lý. Một số cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi dưới đây bạn có thể xem xét trước khi quyết định đưa bé đến bệnh viện khám:
- Điều chỉnh lại bữa ăn hằng ngày, không nuông chiều cho trẻ ăn theo sở thích, kể cả khi bệnh. Giữa các bữa ăn chính và cữ sữa nên cách nhau ít nhất 2 đến 3 giờ. Khi trẻ bước qua 12 tháng tuổi, bạn có thể cân nhắc ngưng các cữ sữa ban đêm. Khi trẻ đủ cảm thấy đói, bé sẽ tự đòi ăn cơm hay cháo nếu không có sữa hay đồ ăn vặt, vì trẻ không còn lựa chọn nào khác. Việc tập thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ là dựa trên quyết định của cha mẹ.
- Nên tập cho trẻ ăn tất cả thức ăn của người lớn và cho trẻ ngồi ăn chung với mọi người trong gia đình. Cha mẹ nên ngồi cùng trẻ và khuyến khích trẻ ăn. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ tham gia vào quá trình lựa chọn và chuẩn bị thức ăn. Bữa ăn chỉ nên kéo dài khoảng 15 phút, không ép trẻ ăn. Việc càng kéo dài thời gian ăn, thức ăn sẽ mất vị ngon, vì thế trẻ càng không muốn ăn.
- Tránh các yếu tố gây xao lãng bữa ăn như ti vi, điện thoại.
Trân trọng!
Nội dung của Kenshin có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chăm sóc dinh dưỡng cho bé 1 tuổi đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết từ phía phụ huynh. Khi bé không chịu ăn, điều quan trọng là không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp. Hy vọng những thông tin và lời khuyên từ bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức và tự tin hơn trong việc chăm sóc bé yêu của mình. Hãy luôn theo dõi và lắng nghe nhu cầu của bé, kết hợp với sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc.