Rất nhiều người thắc mắc rằng “Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?’, “Làm sao để phát hiện nhồi máu cơ tim sớm?’ cũng như rất nhiều câu hỏi khác khi bản thân hoặc người thân mắc phải bệnh thiếu máu cơ tim. Đó là những câu hỏi rất khó để có thể trả lời chính xác, mọi thứ còn phụ thuộc vào phương pháp cũng như khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người.
Bạn đang đọc: [Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?
Theo giáo sư Phạm Gia Khải (nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), người bệnh mạch vành có thể chữa tắc hẹp mạch vành và làm tăng lưu lượng máu đến vùng cơ tim thiếu máu sau khi sử dụng nhóm thuốc statin từ 2 – 4 năm. Tuy nhiên, kết quả này đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh trong việc tuân thủ chỉ định bác sĩ kết hợp với điều chỉnh thói quen sống lành mạnh. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải chủ động tìm hiểu để trang bị cho mình những hiểu biết quan trọng sau đây nhằm đẩy lùi bệnh tật càng sớm càng tốt.
Nội Dung
Nhờ phối hợp nhiều loại thuốc, thiếu máu cơ tim có chữa được không?
Mục tiêu phối hợp nhiều loại thuốc thường không phải là chữa khỏi bệnh mà là kéo dài sự sống và kiểm soát các triệu chứng bệnh. Những cơn đau thắt ngực chính là triệu chứng kinh điển mà người bệnh thiếu máu cơ tim nào cũng phải đối mặt. Vì vậy, mục tiêu trong điều trị thiếu máu cơ tim là phải đảm bảo được lưu lượng máu ổn định để cung cấp cho tim nhằm giảm đau ngực, khó thở và phòng ngừa đau tim, nhồi máu cơ tim.
Để đạt được mục tiêu này, bạn cần phải sử dụng và phối hợp nhiều loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số nhóm thuốc mà bác sĩ có thể kê toa khi điều trị bệnh thiếu máu cơ tim:
• Nhóm thuốc Statin: có tác dụng giảm cholesterol máu và đưa về ngưỡng ổn định.
• Nhóm thuốc chống đông máu: giúp ngăn ngừa cơn đau tim, cơn nhồi máu cơ tim.
• Nhóm thuốc chẹn beta và thuốc giãn mạch nhanh: giảm đau ngực, chống co thắt mạch vành, thường sử dụng trong trường hợp người bệnh đột nhiên đau thắt ngực. Một số người bệnh có thể được kê toa thuốc chẹn kênh canxi hoặc nitrat tác dụng lâu dài thay thế.
• Thuốc hạ đường huyết: Nếu có mắc kèm bệnh tiểu đường, bạn cần dùng thêm các thuốc hạ đường huyết phù hợp.
Để sử dụng thuốc hiệu quả, bạn không nên tự ý ngưng thuốc, nhất là thuốc chống đông máu vì tiềm ẩn nguy cơ huyết khối gây tắc mạch vành tim.
Bằng phương pháp phẫu thuật, thiếu máu cơ tim có chữa được không?
Khi người bệnh thiếu máu cơ tim không thể điều trị nội khoa hoặc bị hội chứng mạch vành cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp, phẫu thuật sau đây để phòng ngừa biến chứng nhồi máu tim nguy hiểm đến tính mạng:
Nong mạch hoặc đặt stent mạch vành: Kỹ thuật này làm tăng tưới máu cho tim giúp giảm đau thắt ngực. Bạn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng sau khi đặt stent như xuất huyết, nhiễm trùng, tái tắc hẹp… Ngoài ra, bạn sẽ phải dùng thuốc chống đông lâu dài, thậm chí là cả đời.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi tình trạng thiếu máu cơ tim trầm trọng, hoặc mạch vành đã bị tổn thương quá nặng, không thể nong mạch. Phẫu thuật được thực hiện bằng cách tách ra một phần tĩnh mạch ở vùng khác của cơ thể người bệnh để làm cầu nối, bắc qua vị trí mạch vành bị tắc hẹp.
Xử lý kịp thời khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim cấp là hậu quả của thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra đột ngột, phần lớn là do cục máu đông được hình thành sau khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ. Đây là tình huống cấp cứu khẩn cấp mà bạn và người thân cần nhận biết càng sớm càng tốt để xử lý kịp thời. Phát hiện và điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc thiếu máu cơ tim có chữa được không.
Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim cấp
Bạn nên lưu ý các dấu hiệu bất thường sau đây của cơ thể:
- Đột nhiên mệt mỏi bất thường xuất hiện cùng lúc với cảm giác lo lắng tột độ (cảm giác như cái chết đang đến gần)
- Đau thắt ngực thậm chí đau đến mức khuỵu người xuống
- Đau lan ra cánh tay, cổ và hàm
- Vã mồ hôi lạnh vùng đầu và cổ bất thường (ướt như vừa gội đầu)
- Đầy trướng bụng và buồn đi vệ sinh nhưng không đi được
Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp, hãy nhanh chóng gọi ngay số cấp cứu 115 và có cách xử lý tạm thời để vượt qua cơn nguy kịch trong thời gian đợi xe cấp cứu. Điều này sẽ quyết định rất nhiều đến việc thiếu máu cơ tim có chữa được không.
Cách xử lý tạm thời khi bị nhồi máu cơ tim cấp
Để ngăn ngừa nguy cơ tử vong và làm giảm thiểu di chứng sau nhồi máu cơ tim, bạn nên thực hiện cách xử lý tạm thời sau đây khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp:
Ngay lập tức ngưng mọi hoạt động: từ từ ngồi hoặc nằm ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm ở nơi gần nhất có chỗ tựa lưng để cơ thể thả lỏng và thư giãn.
Thả lỏng toàn cơ thể: buông lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mặt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, không cố hít sâu, không nín hơi.
Dùng thuốc có sẵn: Nếu bạn có sẵn thuốc được bác sĩ kê đơn trong trường hợp khẩn cấp, hãy dùng ngay viên ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt.
Hãy nhờ người gọi xe cấp cứu hoặc đưa bạn đến cơ sở y tế gần nhất. Đừng chần chừ dù chỉ một giây, vì nhồi máu cơ tim cấp có thể đẩy bạn vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc!
Với việc duy trì lối sống tích cực, thiếu máu cơ tim có chữa được không?
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng nhiễm Covid-19 thường gặp ở người đã tiêm vaccine
>>>>>Xem thêm: Ráy tai thế nào là bình thường? Có nên lấy ráy tai? Khi nào nên lấy?
Lời giải cho câu hỏi: “Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?” không phải chỉ dựa vào sự tiến bộ của y học hiện đại cùng tay nghề của các bác sĩ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào lối sống của bạn.
Theo các chuyên gia tim mạch, nếu bạn bỏ thuốc lá, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên có thể giảm được 50% các triệu chứng thiếu máu cơ tim.
Giáo sư Phạm Gia Khải còn cho biết, tập thể dục vừa có tác dụng kích thích các thụ thể enzym tiêu mỡ và giảm đường huyết, lại vừa kích hoạt tuần hoàn bàng hệ mạch vành phát triển. Nhờ đó, người bệnh có thể giảm thiểu được rất nhiều rủi ro khi bị mạch vành bị tắc hẹp nặng hoặc nhồi máu cơ tim cấp.
Trong việc duy trì lối sống tích cực, chế độ ăn uống cho người bệnh thiếu máu cơ tim có ý nghĩa rất quan trọng mà bạn nên lưu ý kỹ các điều cơ bản sau đây:
- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
- Ăn giảm muối, ít chất béo, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ từ các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?” cũng như cách ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng này hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.