Song thị

Song thị

Song thị

Song thị (hay nhìn đôi) thường là một vấn đề tạm thời ở mắt, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý về mắt nghiêm trọng. Vậy, song thị hay nhìn đôi là gì; triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Song thị

Tìm hiểu chung

Song thị là gì?

Chứng song thị hay nhìn đôi xảy ra khi mắt bạn nhìn thấy hai hình ảnh của cùng một vật thể trong cùng một lúc. 

Khoảng 90% trường hợp song thị là tạm thời và không gây ảnh hưởng lâu dài hoặc nghiêm trọng đối với thị lực. Tuy nhiên, chứng song thị có thể làm giảm khả năng xác định khoảng cách xa gần, khiến việc lái xe, đọc sách hay đi bộ trở nên khó khăn hơn.

Phân loại

Bác sĩ sẽ phân loại chứng song thị thành hai dạng tùy theo mức độ ảnh hưởng, chúng bao gồm: 

  • Song thị một mắt xuất hiện khi bạn chỉ sử dụng một mắt tại thời điểm đó. Lúc này, hiện tượng nhìn đôi có thể xuất hiện như một cái bóng.
  • Song thị hai mắt xuất hiện khi cả hai mắt mở cùng một lúc. Tình trạng này sẽ biến mất nếu bạn che một bên mắt của mình lại.

Ngoài ra, song thị hai mắt cũng được chia ra thành:

  • Song thị dọc, hai hình ảnh của cùng một vật sẽ xuất hiện cùng lúc với một trên và một ở dưới.
  • Song thị ngang, hai hình ảnh của cùng một vật xuất hiện cạnh nhau.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng song thị là gì?

Song thị có thể là một triệu chứng của một tình trạng khác ở mắt, chẳng hạn như lác mắt (mắt nhìn lệch). Bạn thường bị nhìn đôi mà không kèm bất kỳ triệu chứng nào khác.

Song thị

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhìn đôi có thể đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Đau quanh mắt, chẳng hạn như ở thái dương hoặc lông mày
  • Đau khi cử động ở một hoặc cả hai mắt
  • Nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt
  • Mí mắt sụp xuống
  • Mắt bị lệch.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Hãy thăm khám với bác sĩ nhãn khoa ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực. Riêng trẻ nhỏ có các dấu hiệu khác thường về thị lực và cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện mắt để được thăm khám sớm, chẳng hạn như:

  • Nheo mắt để cố gắng nhìn rõ hơn
  • Lấy tay che một bên mắt
  • Tư thế quay đầu không bình thường, ví dụ như nghiêng đầu
  • Nhìn bạn sang một bên thay vì hướng về phía trước.

Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị nhìn đôi không biến mất sau vài giờ hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác đi kèm như: đau mắt, đau đầu dữ dội, nhìn mờ, chóng mặt, yếu, nói lắp hoặc lú lẫn. Nhìn đôi có thể là dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề nghiêm trọng như chứng phình động mạch não hoặc đột quỵ, đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây song thị là gì?

Chứng song thị có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng nó xảy ra phổ biến nhất ở người lớn trên 60 tuổi.

Để nhìn bình thường, các bộ phận của hai mắt, các cơ và dây thần kinh kiểm soát chuyển động của mắt, cũng như não bộ đều phải phối hợp tốt cùng nhau. Não sẽ kết hợp hình ảnh từ hai mắt để tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh mà bạn nhìn thấy. Một vấn đề với bất kỳ bộ phận nào trong số này có thể là nguyên nhân song thị.

Tìm hiểu thêm: 7 điều bạn có thể làm khi tâm trạng không vui

Song thị

Nguyên nhân song thị một mắt

Song thị một mắt ít phổ biến và thường ít nghiêm trọng hơn, có thể do:

  • Đục thủy tinh thể, những mảng protein co cụm làm mờ thủy tinh thể trong suốt của mắt
  • Loạn thị, một tình trạng phổ biến khi giác mạc cong bất thường khiến các tia sáng không thể hội tụ tại một điểm duy nhất trên võng mạc như bình thường
  • Khô mắt là tình trạng mắt không sản xuất đủ nước mắt nên nhanh khô, dễ nhiễm trùng
  • Kính hoặc kính áp tròng không phù hợp
  • Mống mắt (phần màu của mắt) bất thường
  • Giác mạc hình chóp là tình trạng lớp ngoài trong suốt của mắt (giác mạc) trở nên mỏng hơn và thay đổi hình dạng.

Nguyên nhân song thị hai mắt

Các nguyên nhân phổ biến gây song thị hai mắt bao gồm:

  • Mắt lác, xảy ra khi các cơ hoặc dây thần kinh kiểm soát chuyển động của mắt có vấn đề khiến mắt nhìn theo các hướng khác nhau thay vì nhìn thẳng vào vật thể
  • Các vấn đề về dây thần kinh thị giác kiểm soát chuyển động của mắt
  • Chứng phình động mạch não, là tình trạng phình trong mạch máu não, gây chèn ép dây thần kinh thị giác
  • U não
  • Đau nửa đầu
  • Tăng áp lực bên trong não (áp lực nội sọ) do chảy máu, nhiễm trùng hoặc chấn thương
  • Đột quỵ là tình trạng dòng máu lên não bị ngừng đột ngột, gây tổn thương dây thần kinh kiểm soát cơ mắt và khiến bạn có triệu chứng nhìn đôi.

Các nguyên nhân khác

  • Nhược cơ, một bệnh khiến cơ bị yếu nghiêm trọng, trong đó có cơ vận nhãn.
  • Mắt lồi thường do các vấn đề về tuyến giáp, như bệnh Graves hoặc cường giáp, có thể đi kèm với triệu chứng song thị.
  • Chóng mặt đôi khi khiến bạn nhìn đôi nghiêm trọng và ngược lại.
  • Tiểu đường, nhất là khi không được kiểm soát tốt, gây tổn thương dây thần kinh thị giác và ảnh hưởng đến mạch máu nuôi võng mạc.
  • Bệnh đa xơ cứng, một bệnh thần kinh mạn tính ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, có thể làm tổn thương các dây thần kinh thị giác.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán song thị?

Kiểm tra mắt toàn diện rất quan trọng để xác định nguyên nhân song thị, từ đó đưa ra hướng điều trị cụ thể. Bác sĩ sẽ tiến hành quy trình này gồm có: tiền sử bệnh, triệu chứng, đánh giá thị lực, khả năng vận động của mắt và đánh giá độ sai lệch của mắt.

Nếu bạn bị song thị một mắt, nghĩa là vấn đề ở mắt không phải do tổn thương dây thần kinh và ít nghiêm trọng hơn. Bạn cũng sẽ không cần xét nghiệm bổ sung nào khác.

Nếu bị song thị hai mắt, bạn có thể cần thêm các xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính)
  • Xét nghiệm máu.

Những phương pháp nào giúp điều trị song thị?

Song thị

>>>>>Xem thêm: Chiều dài âm đạo có ảnh hưởng đến khoái cảm và khả năng mang thai?

Hầu hết các trường hợp song thị đều là tạm thời và có thể tự biến mất. Nếu tình trạng này tái phát nhiều lần, bạn có thể mắc chứng song thị thoáng qua (hoặc không liên tục).

Phương pháp điều trị song thị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Cụ thể như sau:

Điều trị song thị một mắt

  • Loạn thị: Bác sĩ sẽ chỉ định kính hiệu chỉnh hoặc kính áp tròng để chống lại tình trạng cong giác mạc. Họ cũng có thể yêu cầu phẫu thuật để định hình lại giác mạc bằng laser.
  • Đục thủy tinh thể: Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.
  • Khô mắt: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt nhân tạo để điều trị nguyên nhân này.
  • Điều trị song thị hai mắt

    Các cách điều trị song thị 2 mắt bao gồm:

    • Điều chỉnh thị lực kép bao gồm che một mắt trong thời gian nhất định hoặc đeo kính áp tròng đặc biệt
    • Thực hiện các bài tập cho mắt
    • Tiêm botox vào cơ mắt để giúp giãn cơ
    • Đeo miếng che mắt
    • Phẫu thuật cơ mắt để chỉnh lại vị trí của nó.

    Bên cạnh đó, nếu song thị xuất phát từ một số bệnh lý thì bạn cần phải dùng thuốc để kiểm soát nguyên nhân nền tảng như tiểu đường, nhược cơ, cường giáp,… Riêng đột quỵ, u não, phình mạch máu não có thể cần phẫu thuật càng sớm càng tốt.

    Phòng ngừa

    Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa song thị?

    Không có bất kỳ cách nào cụ thể để ngăn ngừa chứng song thị. Tuy nhiên, chăm sóc tốt cho đôi mắt và thăm khám mắt định kỳ là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ đôi mắt của mình. Hãy thực hiện theo các bước sau để duy trì sức khỏe tốt cho mắt:

    • Đừng hút thuốc
    • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử suốt cả ngày
    • Đeo kính hoặc kính bảo hộ thích hợp cho tất cả công việc, môn thể thao hoặc các hoạt động khác
    • Lên lịch khám mắt một đến hai năm một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *