Nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là một tình trạng khá khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hàng ngày. Mặc dù khá phổ biến nhưng không nhiều người biết rõ nguyên nhân gây ra vấn đề này để từ đó có cách điều trị dứt điểm.
Bạn đang đọc: Truy tìm nguyên nhân nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn để biết được những nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.
Nhiều người cho rằng nghẹt mũi là do có quá nhiều chất dịch nhầy, đặc bên trong mũi. Tuy nhiên, thông thường, mũi bị nghẹt là do các mô lót bên trong mũi bị sưng. Tình trạng sưng này là do mạch máu bị viêm và phải giãn ra để đưa các tế bào phản ứng miễn dịch đến mũi nhằm chống lại virus đã xâm nhập vào cơ thể. Như vậy, nghẹt mũi thường xảy ra khi tình trạng các lớp niêm mạc trong khoang mũi bị viêm nhiễm ảnh hưởng đến các mạch máu bên trong mũi và khiến các mô mũi sưng lên. Đây cũng là cơ chế khiến bạn bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.
Tình trạng viêm và sưng tấy bên trong mũi cũng có thể làm cho dịch nhầy ra khỏi mũi khó khăn hơn. Vì vậy, khi bị nghẹt mũi, bạn cũng có thể bị tích tụ dịch nhầy, nhưng chất dịch này lại không chảy ra, khiến bạn cảm nhận rõ tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.
Có rất nhiều lý do khiến các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi bị sưng, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, trong đó, 3 nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Cảm lạnh, cảm cúm
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm xoang.
Bên cạnh đó, tình trạng viêm amidan, có dị vật trong mũi hoặc có những bất thường về cấu trúc mũi… cũng được cho là nguyên nhân gây nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Cùng Kenshin.vn tìm hiểu những nguyên nhân gây nghẹt mũi nhưng không có nước mũi này nhé!
Nội Dung
1. Nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do cảm lạnh, cảm cúm
Nguyên nhân của tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi là gì? Việc bạn bị mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm là lý do đầu tiên cần được đề cập. Nếu bạn bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi kèm theo những triệu chứng như ho, hắt hơi, đau họng, sốt… thì rất có thể nguyên nhân là do bạn bị cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
Vì virus gây bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm sinh sôi bên trong niêm mạc mũi gây viêm nhiễm, cơ thể sẽ phản ứng lại với tình trạng nhiễm trùng, dẫn đến nghẹt mũi. Mặc dù bệnh cảm thường làm người bệnh bị chảy nước mũi, nhưng trong nhiều trường hợp, tình trạng sưng viêm ngăn chặn nước mũi thoát ra khiến bạn bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.
2. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng bạn bị dị ứng với các dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, thức ăn… Khi tiếp xúc với các tác nhân này cơ thể sẽ tự động bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng quá mẫn như viêm mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi…
Khi bạn bị dị ứng với một dị nguyên nào đó, chẳng hạn như bụi, phấn hoa, hóa chất, thức ăn, lông động vật…, cơ thể sẽ tự động bật chế độ bảo vệ bằng cách phản ứng lại và khởi động phản ứng miễn dịch, từ đó có thể phát sinh viêm nhiễm, làm sưng mô mũi và dẫn đến viêm mũi, hắt hơi, nghẹt mũi nhưng không có nước mũi… Do đó, một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi cần được đề cập là viêm mũi dị ứng, bao gồm:
- Viêm mũi do dị ứng: Tình trạng viêm này được kích hoạt bởi chất gây dị ứng hoặc chất kích ứng từ môi trường.
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Đây là bệnh dị ứng theo mùa, xảy ra khi tình trạng viêm là một phản ứng với phấn hoa từ cây cối, cỏ và cỏ dại, phổ biến nhất vào mùa xuân và mùa thu.
- Viêm mũi do dị ứng mãn tính: Điều này liên quan đến các chất gây dị ứng có mặt quanh năm, chẳng hạn như nấm mốc, lông động vật, mạt bụi và các mảnh vụn xác côn trùng…
Các triệu chứng bị dị ứng, ngoại trừ nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, còn gồm các dấu hiệu của bệnh cảm cúm, cảm lạnh, đi kèm thở khò khè, chảy nước mắt hoặc ngứa mắt… Để phân biệt bạn bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do cảm lạnh/cúm hay dị ứng, cần hiểu rõ:
- Cảm lạnh, cảm cúm cần phải mất vài ngày để phát triển và biểu hiện các triệu chứng
- Nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do phản ứng dị ứng bắt đầu ngay sau khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng.
>>> Bạn có thể xem thêm: 5 điều giúp bạn chung sống hòa bình với viêm mũi dị ứng mãn tính
3. Vì sao bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi? Do viêm xoang
Tìm hiểu thêm: Trẻ 24 tuần tuổi phát triển như thế nào? Những điều bạn cần biết
Viêm xoang xảy ra khi các khoang rỗng bên trong vùng hàm mặt và trán – các xoang – bị sưng và viêm. Tình trạng này có thể do nhiễm trùng, polyp mũi hoặc sưng niêm mạc xoang do các tình trạng như dị ứng… Nhiễm trùng xoang cũng có thể khiến các mô lót đường mũi và những mô lót trong các xoang bị viêm. Sự sưng tấy của niêm mạc khiến bạn bị nghẹt mũi, đồng thời cũng cản trở đường thoát dịch mũi – chất nhầy được tạo ra nhiều hơn do viêm xoang. Vì vậy, một trong những lý do gây nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là viêm xoang.
Nghẹt mũi là một triệu chứng dễ nhận biết của bệnh viêm xoang cấp tính, thường được gọi là nhiễm trùng xoang. Nhưng nếu tình trạng nhiễm trùng xoang kéo dài, đây gọi là viêm xoang mãn tính. Viêm xoang thường đi kèm với đau họng, nhức đầu, ho do chảy dịch mũi sau, sốt, mệt mỏi và hơi thở có mùi.
4. Viêm amidan
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi ở trẻ em là viêm amidan. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan là do virus hoặc vi khuẩn. Khi không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm amidan có thể lây sang viêm những vùng lân cận, bao gồm cả viêm niêm mạc mũi khiến nhiều người bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.
>>> Bạn có thể xem thêm: Hỏi đáp bác sĩ: Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
5. Nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do có dị vật trong mũi
Việc vướng dị vật trong mũi có thể là nguyên nhân của tình trạng bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em vì những bé còn quá nhỏ thường đưa đồ chơi, dị vật vào mũi, miệng. Điều này không chỉ gây ra nghẹt mũi, mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng, nghẹt thở, phù nề và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.
6. Bất thường về cấu trúc mũi
>>>>>Xem thêm: Huyết áp “biểu tình” khi bạn ở trong phòng khám
Các vấn đề về cấu trúc trong xoang và dị tật mũi, bao gồm polyp mũi, khối u, lệch vách ngăn, hẹp vách ngăn mũi… có thể dẫn đến nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Những người bị lệch vách ngăn có thể gặp tình trạng nghẹt mũi đặc biệt nghiêm trọng. Polyp mũi có thể hình thành bên trong đường mũi và xoang, khi phát triển lớn hơn sẽ gây nghẹt mũi, ho, đau đầu, giảm khứu giác và vị giác, áp lực xoang.
7. Một số nguyên nhân khác
Nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi còn do một số nguyên nhân khác, bao gồm:
- Viêm mũi do khói thuốc, ô nhiễm…
- Sự thay đổi nội tiết tố trong khi mang thai, khi bị căng thẳng cũng có thể gây nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Lý do là vì những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến màng mũi, khiến màng mũi bị viêm, khô hoặc chảy máu.
- Không vệ sinh mũi thường xuyên
- Không uống đủ nước
- Nhiễm virus SARS-CoV-2, tuy nhiên triệu chứng nghẹt mũi không phải là một triệu chứng phổ biến của tình trạng này.
>>> Bạn có thể xem thêm: 10 cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà hiệu quả, đơn giản
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những nguyên nhân gây nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.